Mua ngay

Tác dụng của cây cỏ xước? Cây cỏ xước có mấy loại

Đang có: 429 đạo hữu ghé thăm

Tác dụng của cây cỏ xước? Cỏ xước là cây thuốc có tính mát, quy vào kinh Can, Thận giúp thanh nhiệt, trị táo bón, giảm huyết áp, trị viêm gan, viêm đa khớp…

Tác dụng của cây cỏ xước? Cây cỏ xước có mấy loại

Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi

Cỏ xước

Tên gọi khác: Cây ngưu tất, bách bội, ngưu kinh, hoài ngưu tất, cây bách bội, hồng ngưu tất, ngưu tịch

Tên khoa học: Achyranthes aspera L.

Họ: Rau dền ( Amaranthaceae )

Cây cỏ xước là một loại thực vật thân thảo, mảnh, hơi vuông, sống nhiều năm. Cây có chiều cao dao động từ 1 – 2 mét, phân nhiều nhánh. Lá mọc đối, nhọn ở đầu, kích thước khoảng 2 – 4 cm bề ngang và 5 – 12 cm chiều dài. Trên lá có phiến hình trứng, méo nguyên, có cuống nhỏ .

Hoa cỏ xước mọc thành cụm. Bông hoa có thể phát triển từ kẽ lá hoặc ngay đầu cành. Quả có hình bầu dục, bên trong chứa 1 hạt hình trụ. Rễ màu vàng, hình trụ dài. Rễ chính phình to giống như củ, xung quanh đâm nhiều rễ con.

Cây cỏ xước có mấy loại?

Cỏ xước có 4 dạng gồm:

Cỏ xước Ấn Độ

Cỏ xước lông trắng

Cỏ xước xù xì

Cỏ xước màu xám đỏ

Thu hái và chế biến

Khi dùng cỏ xước trị bệnh, người ta lấy toàn bộ cây. Quan trọng nhất vẫn là phần rễ, vì đây là nơi tập trung nhiều dưỡng chất chữa bệnh và được dùng nhiều nhất.

Cây thuốc được thu hái quanh năm, thu hoạch xong đem rửa sạch với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo nước. Có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô, bảo quản kín để sử dụng dần.

Rễ cỏ xước thường thu hoạch vào mùa đông, bởi khi trời lạnh, lá và thân của cây héo dần và cây tập trung nuôi dưỡng phần rễ. Khi đó, rễ sẽ tích hợp được nhiều dưỡng chất. Và đây cũng là thời điểm thích hợp đào lên làm thuốc.

Khi đào rễ, cắt bỏ những rễ con, mang rễ chính phơi khô, hơ lửa với lưu huỳnh. Tiếp đến chỉ cần cắt bỏ phần đầu và phần cuối của rễ và phơi khô là có thể làm thuốc chữa bệnh.

Dựa theo đặc điểm sinh học tự nhiên, các nhà khoa học phân chia dược liệu này làm 4 loại chính bao gồm Cỏ xước lông trắng, Cỏ xước Ấn Độ, Cỏ xước nguyên chùng, Cỏ xước màu xám đỏ. Trong số đó, cỏ xước lông trắng chứa nhiều dược tính nhất.

Cách dùng cây cỏ xước chữa yếu sinh lý

Tất cả các bộ phận của cây cỏ xước bao gồm lá, hoa, thân, rễ đều có tác dụng chữa bệnh. Bạn có thể thu hoạch cây, sau đó rửa sạch, cắt thành từng khúc đem phơi khô và bảo quản trong bình thủy tinh để dùng dần.

Hiệu quả chữa yếu sinh lý bằng cây cỏ xước rất cao, tuy nhiên, để phát huy tối đa công dụng cần sử dụng đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước mà nam giới cần thực hiện:

Chuẩn bị các nguyên liệu theo định lượng sau: 15g cỏ xước, 20g huyết dụ, 20g huyền sâm, 20g rễ cỏ tranh, 16g mã đề.

Tiếp theo, rửa sạch toàn bộ thảo dược đã chuẩn bị. Sau đó cho vào ấm, đổ thêm 500ml nước.

Tiến hành đun sôi hỗn hợp cho tới khi nước trong ấm cạn chỉ còn 200ml nước thì tắt bếp và rót ra chén sử dụng.

Uống đều đặn 2 lần mỗi ngày, đều đặn trong khoảng 1 tháng nam giới sẽ thấy hiệu quả cải thiện rõ rệt tình trạng yếu sinh lý.

Cách ngâm rượu Cây cỏ xước

Để bình rượu chất lượng và ngon hơn, nên chọn rễ bánh tẻ hoặc rễ già, không nên chọn rễ non.

Cách thực hiện: Sau đó chuẩn bị một bình thủy tinh vừa đủ và rượu trắng 40-42 độ, cùng thảo dược theo tỉ lệ 1kg rễ cỏ xước khô ngâm với 4 lít rượu. Sao vàng rễ cây cỏ xước trước khi dùng.. Tiếp theo cho dược liệu và rượu vào bình, đậy nắp kín, ngâm trong vòng 2 tháng là có thể sử dụng được. Có thể sử dụng rượu cỏ xước để uống hoặc dùng để xoa bóp hỗ trợ điều trị bệnh đau xương khớp.

Để không ảnh hưởng đến gan, dạ dày và não bộ, mỗi ngày chỉ nên dùng 2 chén nhỏ tầm 50ml trước khi ăn. Không nên cho sử dụng cho trẻ em dưới 14 tuổi và phụ nữ có thai.

Một số bài thuốc chữa xương khớp từ cây cỏ xước

– Bài thuốc trị đau xương khớp:

+ Bài 1: Bạn cần chuẩn bị 40g cỏ xước và một số loại dược liệu khác như thổ phục linh(20g), hy thiêm(30g), cỏ mực(20g), ngải cứu(12g), ké đầu ngựa(12g). Sau đó cho các nguyên liệu này vào ấm để sắc lấy thuốc uống hàng ngày.

+ Bài thuốc 2: Với bài thuốc này, bạn cần dùng 16g rễ của cây cỏ xước kết hợp với một số loại dược liệu khác như hy thiêm thảo(16g), phục linh(20g), cỏ mực(16g), thương nhĩ tử(12g), ngải cứu(12g).

Bạn đem tất cả nguyên liệu này lên sao vàng và sắc lấy nước khoảng 3 lần. Tiếp đó hòa 3 lần nước thuốc này lại với nhau và tiếp tục mang sắc lần cuối và chia ngày uống 3 lần. Nên uống đều đặn mỗi ngày trong khoảng 7 đến 10 ngày để có đạt được tác dụng như mong muốn.

– Chữa thoát vị đĩa đệm

Có thể dùng cây cỏ xước để đắp hoặc để uống. Cách thực hiện để làm thuốc uống như sau, bạn cần chuẩn bị cỏ xước cùng với một số nguyên liệu như cỏ ngươi, tầm gửi, dền gai, chìa vôi, lá lốt mang đi phơi khô, sau đó uống thay nước.

– Chữa viêm đa khớp dạng thấp:

Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị 20g rễ của cây cỏ xước và một số loại dược liệu khác như độc hoạt, thục địa, tang ký sinh, đương quy, đảng sâm, bạch thược, quế chi, dây đau xương, tần giao, cam thảo, tế tân, xuyên khung, tục đoạn. Dùng những nguyên liệu này để sắc thuốc uống trong vòng 10 ngày và mỗi ngày uống 3 lần.

– Chữa thấp khớp đang sưng

Bài thuốc này cần có rễ cỏ xước và một số nguyên liệu khác như cây nhọ, hy thiêm thảo, ngải cứu, phục linh thương nhĩ tử. Bạn cũng tiến hành sắc thuốc và uống trong vòng 7 đến 10 ngày. Mỗi ngày chỉ sắc một thang.

Chữa đái ra máu:

Dùng rễ cỏ xước 20g, củ mài (sao vàng) 40g, hạt sen (sao vàng) 40g, bông mã đề lá trắc bách diệp (sao cháy), cỏ nhọ nồi (sao đen); tất cả tán thành bột mịn; ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g.

Chữa sốt nóng, sổ mũi:

Dùng cỏ xước, lá diễn, đơn buốt – mỗi thứ 30g; sắc nước uống.

Chữa quai bị:

Dùng rễ cỏ xước, chế thêm nước, giã nát; gạn lấy nước xúc miệng và uống trong; bên ngoài giã rễ cỏ xước đắp lên chỗ sưng đau.

Chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da:

Rễ cỏ xước sao 30g, mã đề cả cây 30g, cúc bách nhật cả cây 30g, cỏ mực 30g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống liền trong 7 – 10 ngày.

>>> 18 Công dụng của dầu dừa với da mặt, tóc, trong làm đẹp, sức khỏe

Chữa miệng lưỡi lở loét:

Dùng cỏ xước một nắm, tẩm rượu nhai ngậm nuốt nước hoặc sắc nước ngậm và uống.

Chữa tiểu tiện đau buốt:

Dùng cỏ xước một nắm (khoảng 20g); sắc nước uống (Nam dược thần hiệu).

Chữa đái đục:

Dùng rễ cỏ xước 20g, củ mài 20g, ý dĩ 40g, rễ cỏ tranh 12g, rễ bấn trắng 12g, bông mã đề (sao) 12g; sắc nước uống trong ngày.

Chữa hóc xương thông thường:

Dùng lá cỏ xước một nắm, nhai nuốt dần nước, bã đắp ở cổ.

Chữa đau nhức xương khi thời tiết thay đổi:

Cỏ xước, 15 – 20g, sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống trong ngày; uống theo từng đợt (15 ngày cho 1 liệu trình); rễ cỏ xước 40g, rễ lá lốt 20g, có thể thêm thân và rễ cây ké đầu ngựa 40g; sắc nước uống;

Chữa đau thần kinh tọa:

Dùng rễ cỏ xước 20g, lá lốt 16g, thiên niên kiện 12g, củ ráy sao 12g, tô mộc 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 16g, ngải cứu 12g, ý dĩ 20g, lá thông 12g, nước 1000ml sắc còn 300ml; chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa viêm mũi dị ứng:

Rễ cỏ xước 30g, lá diễn, đơn buốt mỗi vị 20g sắc với 400ml nước còn 100ml. Uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5 ngày.

>>> 8 Tác dụng của củ tam thất? Cách sử dụng củ tam thất

Lưu ý khi sử dụng Cỏ xước

Không sử dụng cây cỏ xước để điều trị bệnh cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần có trong dược liệu này.

Thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng có vấn đề về dạ dày, tiêu hóa, nếu sử dụng không đúng cách sẽ bị đau bụng, tiêu chảy.

Không sử dụng cho phụ nữ mang thai, bởi thuốc có thể gây ra quái thai. Phụ nữ cho con bú cần cân nhắc giữa việc cho con bú và sử dụng thuốc, bởi thuốc có thể truyền sang con thông qua đường cho bú.

Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You cannot copy content of this page