Mua ngay

9 Tác dụng của sài đất? Cây sài đất có mấy loại

Đang có: 265 đạo hữu ghé thăm

Tác dụng của sài đất? Chống ung thư, Cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng cấp tính, Chống lại bệnh viêm ruột kết, Chữa lành vết thương, Chống oxy hóa…

cây sài đất có mấy loại

Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi

9 Tác dụng của sài đất? Cây sài đất có mấy loại

Chống ung thư

Sài đất là một loại dược liệu với đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Trong sài đất có bốn hợp chất là flavonoid, diterpenes, saponin triterpene và phytosteroid có khả năng chống tăng sinh các tế bào ung thư, giúp cản trở sự phát triển của chúng trong cơ thể.

Cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng cấp tính

Viêm đại tràng cấp tính đặc trưng bởi các triệu chứng đau bụng dữ dội, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể lẫn máu, chất nhầy), người mệt mỏi, gầy sút nhanh.

Triệu chứng đau bụng phổ biến hơn với cảm giác đau thắt bụng dưới hoặc đau dọc theo khung đại tràng, có khi gây cứng bụng.

Nhờ vào đặc tính kháng viêm mạnh mẽ và khả năng chữa lành vết thương, sài đất có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng cấp.

Chống lại bệnh viêm ruột kết – tác dụng của sài đất

Bệnh viêm ruột kết bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng đại diện cho một nhóm các rối loạn viêm mạn tính tái phát của đường tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa.

Viêm ruột kết gây viêm niêm mạc, thâm nhập vào bạch cầu và gây các triệu chứng như tiêu chảy, chảy máu trực tràng, đau bụng và sụt cân. Bệnh nhân mắc bệnh thường không có các triệu chứng lâm sàng mà thường có nguy cơ cao phát triển thành ung thư đại trực tràng.

Một nghiên cứu về khả năng làm giảm viêm ruột kết với chế độ ăn bổ sung chiết xuất sài đất được thực hiện trên chuột cho thấy sài đất không độc và có thể cải thiện tích cực bệnh viêm đại tràng cấp tính.

Trong số các phương pháp bào chế khác nhau, chiết xuất sài đất bằng nước sôi có hiệu quả chống viêm đại tràng cao nhất.

Chữa lành vết thương

Hiệu quả chữa lành vết thương của chiết xuất lá sài đất được đánh giá trong các thử nghiệm trên các mô bị cắt bỏ, rạch hay vết thương hở. Các thông số được nghiên cứu bao gồm tốc độ co lại của vết thương, thời gian biểu mô hóa hoàn toàn và khả năng cầm máu vết thương.

Chiết xuất của sài đất được tìm thấy có hoạt tính chữa lành vết thương đáng kể, được chứng minh bằng việc giảm thời kỳ biểu mô hóa, tăng tốc độ co vết thương, độ bền của da.

Nghiên cứu hiện tại đã chứng minh rằng chiết xuất của lá sài đất có các đặc tính thúc đẩy hoạt động chữa lành vết thương nhanh hơn so với các đối chứng giả dược.

Tác dụng của sài đất Chống oxy hóa

Các nghiên cứu rằng đây đã chỉ ra tác động của tinh dầu sài đất có tác động lên các gốc tự do, đây là nhờ vào các đặc tính chống oxy hóa.

Trong tất cả các thử nghiệm, các chuyên gia nhận thấy sự tồn tại mối tương quan đáng kể giữa nồng độ của tinh dầu sài đất và tỷ lệ phần trăm ức chế các gốc tự do.

Từ những kết quả này, tinh dầu sài đất có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ và có thể được khuyên dùng để điều trị bệnh các bệnh lý liên quan đến các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.

Kháng khuẩn, kháng viêm

Các chuyên gia cho rằng chiết xuất từ lá sài đất có tiềm năng lớn như một chất kháng khuẩn để điều trị các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây bệnh gây ra.

Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết methanol từ lá cây sài đất đã được nghiên cứu và thử nghiệm chống lại ba vi khuẩn Gram dương gây bệnh (Bacillus cereus, B. subtilis và Staphylococcus aureus) và ba vi khuẩn Gram âm gây bệnh (Escherichia coli , Proteus rettgeri và Pseudomonas aeruginosa).

Dịch chiết thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với tế bào vi khuẩn, đặc biệt khả năng kháng khuẩn được ghi nhận mạnh hơn ở vi khuẩn Gram dương.

Trị rôm sảy – công dụng của cây sài đất

Để trị rôm sảy ở trẻ bạn cần vò nát một nắm sài đất đun lấy nước để tắm cho trẻ em. Tắm lên vùng bị rôm sảy rồi kết hợp lấy bã sài đấy để xát nhẹ lên vết rôm không chỉ có thể giúp hết vết ngứa mà còn phòng được bệnh sởi. Lưu ý sau khi dùng nước sài đất xong phải tắm lại bằng nước sạch và lau khô người cho bé.

Cây sài đất trị mụn

Nhờ tính mát cũng như khả năng thanh nhiệt giải độc của mình mà sài đất cũng được sử dụng như một thực phẩm trị mụn. Dùng sài đất kết hợp với một số loại thuốc đông y khác để sắc nước uống mỗi ngày cùng với cách kết hợp tắm bằng nước sài đất có thể giúp trị mụn nhanh chóng. Tốt hơn nữa có thể dùng sài đất giã nát để đắp lên những vết mụn mủ giúp xẹp mụn nhanh hơn.

Thanh nhiệt thải độc

Dùng cây sài đất như một loại rau sống, rửa sạch ăn trong các bữa hàng ngày. Kết hợp ăn cùng thịt cá, các thực phẩm khác để đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp thanh nhiệt thải độc cho gan, giúp cơ thể mát hơn. Chỉ nên ăn tối đa từ 100gr đến 200gr sài đất mỗi ngày để hiệu quả đạt được là tốt nhất, không gây ra tác dụng phụ.

Cây Sài đất có mấy loại

Cây Sài đất hoa trắng

Sài đất hoa trắng hay là Sài đất ta có tên khoa học là Tridax procumbens thuộc họ Cúc .

Thân màu xanh có lông, bò sát mặt đất. Các lá có răng và thường có hình mũi tên dài từ 3-5 cm. Lá mềm hơi thô chứ không bóng như loài hoa vàng.

Cây có cánh hoa màu trắng, tâm màu vàng giống như cúc. Quả của nó là một quả đau cứng được bao phủ bởi những sợi lông cứng và có một cái lông trắng như lông tơ ở một đầu.

Cây Sài đất Hoa vàng (Cây Sài đất Tím)

Sài đất hoa vàng hay còn gọi cúc nhám, ngổ núi có tên khoa học: Sphagneticola calendulacea thuộc họ Cúc.

Sài đất là cây thân dây mọc bò màu tím, những đoạn thân non có màu xanh . Lá mọc đối xứng xẻ thùy hình mũi giáo với 2 ngạnh lớn có lông, không có cuống và mọc sát thân.

Hoa có màu vàng tươi, mọc thành từng cụm hình đầu. Cây mọc hoang nhiều trên khắp cả nước, phổ biến nhất là ở các tỉnh miền Bắc.

Đặc điểm và cách nhận biết cây sài đất

Cây sài đất hay còn biết đến với tên xoài đất, cúc nháp, húng trám, ngổ núi,…là cây thuộc họ cúc. Trong nông nghiệp, đây là loại cây mọc hoang, phát triển rất mạnh mẽ dễ tìm thấy ở nhiều nơi.

Sài đất là dòng cây thân thảo, thường bò lan trên mặt đất với thân màu xanh với đặc điểm thân cây mọc lan đến đâu thì rễ mọc đến đó. Lá sài đất mọc sát cây, vị trí đối xứng nhau. Lá cây có các răng xẻ mạnh, hai mặt lá có lông thô, gần như không có cuống và có hình bầu dục nhọn về hai đầu.

Ở một số địa phương sẽ ngắt sài đất để ăn như một loại rau sống, một số khác thì trồng sài đất để làm cảnh. Sài đất thường được thu hoạch lúc đang ra hoa và có khá nhiều tác dụng khác nhau.

>>> 3 Tác hại của cây thuốc dòi? Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không

Một số bài thuốc đơn giản từ cây sài đất

Viêm gan: Kết hợp 20gr sài đất, 20gr thổ phục linh với 12gr cam thảo đất với 20gr kim ngân đun lấy nước. Sắc lấy khoảng 200gr nước cốt chia uống thành 2 lần trong ngày, mỗi lần 100gr sau một tháng kiên trì sẽ giúp thanh lọc phần nào tình trạng viêm gan.

Cảm cúm: Kết hợp 10gr sài đất, 10gr kinh giới, 30gr kim ngân hoa với 10gr tía tô, 10gr cam thảo đất và 3gr lá sinh khương, 2gr mạn kinh đun với 4 chén nước. Đun dần dần với lửa nhỏ đến khi còn một nửa, chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Thực hiện liên tục 3 ngày sẽ giúp khỏi bệnh. Để tác dụng tốt hơn có thể dùng sài đất với tía tô, kinh giới, cúc tần để đun xông người giúp giải cảm.

Thông sữa tiêu viêm: Sài đất 30g, bồ công anh 30g, huyền sâm 16g, xuyên khung 12g, sa tiền tử 16g, thông thảo 12g, kim ngân hoa 16g, hoàng cầm 12g, liên kiều 16g, chỉ thực 8g, tạo giác thích 6g, thanh bì 8g, sài hồ 8g, thạch cao 16g. Sắc ngày 1 thang, uống chia 2 lần. Bài thuốc này để chữa viêm tuyến vú, vú bị sưng đau do tắc tia sữa.

Giảm sưng vú: Sài đất 20g giã nát đắp lên tuyến vú bị sưng đỏ viêm. Ngày đắp 2 lần, mỗi lần 60 phút sau đó nhấc ra rửa lại với nước sạch.

Viêm nhiễm phần mềm: sài đất 20-30g, rửa sạch, giã nát đắp lên vùng cơ, da, phần mềm bị viêm tấy lan tỏa hay khu trú, viêm quầng, áp xe đầu đinh, viêm ở khớp xương, ở răng, ở vú, sưng bắp chuối, mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt. Không dùng trong trường hợp viêm đã chuyển sang giai đoạn mưng mủ, áp xe hóa.

Thanh nhiệt: Dùng cây sài đất rửa sạch, ăn sống như rau với thịt hay cá. Mỗi ngày ăn từ 100-200g, có tác dụng thanh nhiệt, làm mát, thải trừ độc cho gan.

>>> Tác dụng của cây cỏ xước? Cây cỏ xước có mấy loại

Thanh vị nhiệt thang: Sài đất 16g, thạch môn 12g, thục địa 16g, rễ cỏ xước 10g, thạch cao 16g. Sắc ngày 1 thang uống chia 2 lần. Bài thuốc này trị miệng hôi, miệng lưỡi nhiệt, chân răng sưng mủ, ăn nhiều chóng đói, đau bụng cả lúc no và lúc đói.

Mụn nhọt ngoài da: Sài đất 30g, thổ phục linh 12g, kim ngân hoa 10g, bồ công anh 12g, ké đầu ngựa 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Ngoài ra kết hợp dùng sài đất giã nát xoa đắp, nấu nước tắm.

Ngứa do mụn: Sài đất 15g, kim ngân hoa 12g, thiên liên kiện 8g, diệp hạ châu 10g, nhân trần 10g, ngưu tất 12g, hà thủ ô 12g, sinh địa 15g, cam thảo 4g, thạch cao 6g, sa sâm 12g. Sắc ngày 1 thang uống chia 2 lần.

Rôm nổi thành đám: Sài đất 100g, giã nát, cho thêm chút muối ăn, cho thêm 100ml nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước chia 2 lần uống trong ngày. Bã có thể dùng đắp lên nơi có rôm nổi thành đám mảng trong vòng 30 phút. Hoặc có thể dùng cây khô, ngày dùng 50g thêm nửa lít nước, sắc và cô cho đến khi còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Viêm gan, vàng da: Kim ngân 20g, sài đất 20g, thổ phục linh 20g, cam thảo đất 12g. Các vị thuốc này sắc uống, sắc từ 300ml còn 100ml. Sắc 2 lần, thu lấy 200ml nước để uống, chia ra 2 lần, mỗi lần uống 100ml. Uống liền trong 1 tháng, nhiễm độc gan sẽ được giảm bớt.

Viêm bàng quang: Sài đất 30g, liên kiều 20g, bồ công anh 20g, mã đề 20g, cam thảo 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You cannot copy content of this page