Mua ngay

[7] Sâm cau có tác dụng gì? Cách ngâm rượu sâm cau

Đang có: 299 đạo hữu ghé thăm

Sâm cau có tác dụng gì? Bổ thận, tráng dương, Cân bằng nội tiết tố, Điều hòa tiêu hóa, Tăng cường sức khỏe tim mạch, Giảm đau nhức xương khớp, Điều trị hen suyễn và tiêu chảy

Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi

7 Sâm cau có tác dụng gì? Cách ngâm rượu sâm cau

Bổ thận, tráng dương

Theo các nhà thuốc đông y, sâm cau có tác dụng rất tốt đối với hai kinh can và thận. Khi thận yếu, chúng ta thường gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do thận gây nên, trong đó vấn đề nhiều người quan tâm nhất là yếu sinh lý, giảm khả năng tình dục.

Tác dụng tăng cường sinh lý của củ sâm cau rất mạnh, cả người khỏe và người bệnh sử dụng sâm cau đều có lợi. Sâm cau còn có khả năng cải thiện liệt dương rất tốt.

Cân bằng nội tiết tố – tác dụng của sâm cau

Y học hiện đại kết hợp sâm cau với các loại thuốc khác mang đến hiệu quả cân bằng nội tiết tố nữ. Ví dụ như sâm cau kết hợp với collagen giúp da sáng mịn và cơ thể khoẻ mạnh. Nhưng cần chú ý sâm cau có nội độc tố nên tránh sử dụng trong một thời gian dài để khỏi nguy cơ bị ngộ độc nhẹ.

Điều hòa tiêu hóa

Sử dụng sâm cau có khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu chảy xảy ra. Trong sâm cau chứa flavonoid có tác dụng ức chế giải phóng acetylcholin. Từ đó giúp cơ thể ngăn ngừa tiêu chảy.

Người ta có thể sử dụng sâm cau làm nước uống hàng ngày, hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Tăng cường sức khỏe tim mạch – sâm cau có tác dụng gì

Sâm cau giúp tăng cường hoạt động của tim, làm giãn mạch vành, chống huyết khối, chữa cao huyết áp, hạn chế tình trạng đột quỵ và tai biến mạch máu não.

Ngoài ra, sâm cau có tác dụng chống oxy hoá, giúp bảo vệ cơ thể toàn diện khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài môi trường, bồi bổ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.

Giảm đau nhức xương khớp

Tình trạng đau nhức xương khớp hầu như ai cũng từng gặp phải. Không chỉ người trung niên mà ngày càng nhiều người trẻ cũng thường xuyên bị đau nhức cơ thể.

Bên cạnh tác dụng cải thiện chức năng sinh lý, cây sâm cau còn là bài thuốc hiệu quả hỗ trợ giảm đau nhức. Trong đó phần củ sâm sẽ được phối trộn với một số loại thảo dược khác để tạo ra bài thuốc trị đau xương khớp.

Điều trị hen suyễn và tiêu chảy

Nếu thường xuyên bị tiêu chảy, bạn nên dùng thử củ sâm cau. Theo đó, củ sâm cau phơi khô sắc với nước dùng hàng ngày có khả năng ngăn chặn tiêu chảy khá nhanh.

Còn nếu như đang bị hen suyễn, bạn cũng có thể dùng sâm câu hàng ngày. Tuy vậy, trước khi sử dụng, bạn cần lưu ý đi khám sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc chuyên môn.

Tăng cường khả năng miễn dịch – công dụng của sâm cau

Chống bị lão hóa, tăng cường chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí

Chống co giật, kháng viêm, chống huyết tắc, chống nấm, kháng ung thư

Ngoài ra, sâm cau còn có tác dụng cường tim và giúp giảm huyết áp, giảm đau thắt ngực khi tuổi già.

Sâm cau là gì?

Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) là một loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20 – 30 cm, có khi hơn và phân bố ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông Nam Á. Sâm cau là loài cây ưa ẩm, ưu sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên những nơi đất còn tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rẫy.

Sâm cau có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và đặc biệt đối với nam giới. Các thành phần dinh dưỡng chính có trong sâm cau như:

Tinh bột.

Tanin.

Acid béo.

Các các chất thuộc nhóm cycloartan.

Hợp chất flavonoid.

Sâm cau ngâm rượu

Bài thuốc này giúp điều trị phong thấp, liệt dương, bổ thận tráng dương, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược).

Cách ngâm rượu sâm cau khô:

Chuẩn bị: Sâm cau thái mỏng, sao vàng 1kg; Mật ong 200ml; Rượu trắng 4 lít

Thực hiện: Ngâm tất cả nguyên liệu trên trong bình thuỷ tinh trong thời gian 1 tuần trở lên là có thể sử dụng được.

Có thể ngâm chung Sâm cau với dâm dương hoắc và ba kích với tỷ lệ:

Sâm cau 1kg – Dâm dương hoắc 0,5kg – Ba kích 0,5kg

Mật ong 200ml

Rượu trắng 5 lít

Tất cả các vị trên ngâm chung với nhau từ 1 tháng trở lên là có thể dùng được.

Trong dân gian, khi ngâm rượu tắc kè với chim bìm bịp, người ta thường cho thêm cả sâm cau để tăng thêm tác dụng bổ thận tráng dương.

Ngâm rượu sâm cau tươi

Chuẩn bị: 1kg rễ Sâm cau tươi, 3 lít Rượu trắng 45 độ

Thực hiện: Rễ sâm cau sau khi đào về, rửa sạch, sơ chế, ngâm nước vo gạo 1 đêm. Rồi đem ngâm trong thời gian 10 ngày trở lên là dùng được.

(Lưu ý: Khi ngâm Sâm cau tươi cần chọn loại rượu có độ cao, bởi rễ sâm tươi có chứa khá nhiều nước, nếu chọn rượu nhẹ sâm sẽ rất dễ bị thối).

Mỗi lần uống 1 ly nhỏ dùng trước bữa ăn, ngày 2 lần.

Món ăn từ sâm cau

Thịt gà hầm sâm cau:

Tác dụng: tăng cường sinh lực, bổ khí huyết, bổ thận dương, khai trừ phong thấp. Bài thuốc rất có lợi cho nam giới bị rối loạn cương dương thể thận dương hư, người cao tuổi bị đau lưng mỏi gối.

Chuẩn bị: 250g thịt gà, 15g sâm cau, 15g dâm dương hoắc. Gia vị các loại vừa đủ theo nhu cầu.

Thực hiện: thịt gà đem rửa sạch, cắt với miếng vừa ăn, ướp gia vị, để chừng 20 phút cho thấm đều. Sâm cau và dâm dương hoắc đem rửa sạch.

Tất cả cho vào trong nồi đất, cho lượng nước vừa đủ, hầm đến khi thịt gà chín mềm. Nêm lại gia vị cho vừa ăn. Nên dùng món ăn này khi còn nóng.

Sâm cau hầm thịt lợn:

Tác dụng: bổ thận tráng dương cường sinh lực, chữa nam giới vô sinh do tinh dịch bất thường

Chuẩn bị: 15g Sâm cau, 200g thịt lợn, Gia vị các loại vừa đủ theo nhu cầu.

Thực hiện: thịt lợn đem rửa sạch, thái miếng vừa phải như kho, ướp gia vị để khoảng 15-20 phút cho ngấm đều. Sâm cau đem rửa sạch.

Tất cả cho vào trong nồi đất, cho lượng nước vừa đủ, hầm đến khi thịt lợn chín mềm hoặc theo nhu cầu. Nêm lại gia vị cho vừa ăn. Nên dùng món ăn này khi còn nóng.

Một số bài thuốc Đông y từ sâm cau

Chữa bệnh liệt dương

Bài thuốc 1:

Sâm cau: 1 kg.

Rượu trắng: 3 lít.

Ngâm trong thời gian 10 ngày trở lên là dùng được.

Bài thuốc 2:

Sâm cau khô: 1 kg.

Ba kích tím khô: 0,5 kg.

Dâm dương hoắc khô: 0,1 kg.

Ngâm tất cả các vị trên cho vào bình ngâm với 5 lít rượu, ngâm trên 3 tháng.

Bài thuốc chữa tê thấp

Sâm cau khô: 50g.

Hà thủ ô: 50g.

Hy thiêm thảo (cỏ dĩ): 50g.

Rửa sạch, cắt và ngâm với 650ml rượu trắng trong 7-10 ngày (càng lâu càng tốt).

Một số bài thuốc Đông y từ sâm cau có hiệu quả cao

Chữa hen hay tiêu chảy:

Rễ sâm cau đem phơi khô, xắt thành lát mỏng, nhỏ, rồi sao vàng.

Nấu 250ml nước với 12 đến 16 gam rễ Sâm cau, sắc đến khi còn 50ml, uống trước bữa ăn, một lần trong ngày.

Chữa tê thấp, đau nhức toàn thân:

Chuẩn bị: Rễ sâm cau 20g, hà thủ ô đỏ (chế đậu đen) 20g, hy thiêm thảo (cỏ đĩ) 20g. Rượu trắng 500ml.

Thực hiện: tất cả các dược liệu đem xắt mỏng, nhỏ, ngâm với rượu trắng, trong 7 – 10 ngày (hoặc càng lâu càng tốt).

Cách dùng: Ngày uống hai lần, mỗi lần 30ml, trước bữa ăn.

Chữa sốt xuất huyết:

Chuẩn bị: Sâm cau 20g (sao đen), cỏ mực 12g, trắc bá diệp 10g (sao đen), chi tử 8g (sao đen).

Thực hiện: Nấu với 600ml nước, sắc còn 200ml, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, trước mỗi bữa ăn.

Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng:

Chuẩn bị: Sâm cau 20g, sâm bố chính, trâu cổ (sung thằn lằn), câu kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, hoài sơn, ba kích thiên, mỗi thứ đều 12g; nữ trinh tử, ngũ gia bì mỗi thứ 8g.

Thực hiện: Tất cả rửa sạch, xắt lát mỏng, nhỏ, phơi hoặc sấy khô, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn.

Chú ý khi dùng Sâm cau

Là vị thuốc có tính táo nhiệt, dễ làm thương âm, nên những ngày thời tiết quá nóng và những người “âm hư hỏa vượng” không nên sử dụng.

Sâm cau dùng liều cao và kéo dài sẽ gây cường dương mạnh, dẫn tới hao tổn tinh lực.

Người “âm hư hỏa vượng” thường có những biểu hiện: Họng khô miệng háo, mắt hoa, chóng mặt, gò má đỏ ửng hoặc sốt cơn về buổi chiều, lòng bàn chân bàn tay nóng, mất ngủ, phiền táo, mồ hôi trộm, đại tiện táo; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít; mạch tế sác (nhỏ nhanh) không nên dùng cây sâm cau.

Những người thể trạng kém, quá hư yếu cũng không nên dùng.

>>> 15 Tác dụng của lá đinh lăng? Những người không nên uống la đinh lăng

Những người nên dùng sâm cau

Bệnh nhân mắc chứng bệnh liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, vô sinh

Bệnh nhân bị suy giảm chức năng tình dục

Người cao tuổi thường bị chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp

Người khoẻ mạnh bình thường không có bệnh vẫn có thể sử dụng sâm cau để tăng cường khả năng tình dục.

Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You cannot copy content of this page