Mua ngay

8 Tác dụng của củ tam thất? Cách sử dụng củ tam thất

Đang có: 287 đạo hữu ghé thăm

Tác dụng của củ tam thất? Ngăn ngừa tổn thương não do xuất huyết nội sọ, Hồi phục hệ thần kinh và tăng cường trí nhớ, Điều trị rối loạn sinh sản, Điều hòa kinh nguyệt, Giảm huyết áp

Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi

8 Tác dụng của củ tam thất? Cách sử dụng củ tam thất

Ngăn ngừa tổn thương não do xuất huyết nội sọ

Panax notoginseng chứa các hợp chất gọi là saponin, có tác dụng chống ung thư, chống viêm, chống vi khuẩn, giảm cholesterol và cân bằng hệ miễn dịch. Ngoài ra còn có tác dụng trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của tụ máu não hoặc sưng (phù nề) ở những người bị chảy máu não.

Chất noto ginsenosid trong tam thất ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch, hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.

Hồi phục hệ thần kinh và tăng cường trí nhớ

Rễ cây tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, từ đó giúp kích thích tâm thần, cải thiện khả năng ghi nhớ, chống căng thẳng và giảm stress.

Điều trị rối loạn sinh sản – tác dụng của củ tam thất

Không có căn cứ nào cho rằng dùng tam thất có thể gây suy giảm khả năng tình dục và sinh sản ở nam giới. Theo nghiên cứu hiện đại cho thấy tam thất có công năng tương tự như nội tiết tố sinh dục. Tuy nhiên, vì là vị thuốc chữa bệnh phần huyết nên được dùng cho phụ nữ nhiều hơn.

Điều hòa kinh nguyệt

Một số trường hợp phụ nữ mắc tình trạng huyết ứ dẫn đến kinh nguyệt không đều thì tam thất có thể là giải pháp phù hợp đề điều hòa lại.

Ngoài ra, phụ nữ sau khi tới thời kỳ kinh nguyệt hoặc phụ nữ sau khi sinh con dùng tam thất để bổ máu, giúp bù đắp lại tình trạng hao hụt do mất máu. Ưu tiên dùng cho phụ nữ sau sinh để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Giảm huyết áp – tác dụng của tam thất

Tam thất chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho hệ tim mạch và khả năng điều hòa huyết áp cũng rất hiệu quả nên thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh như tăng huyết áp, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai.

Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng loại dược liệu này và việc sử dụng tam thất để điều trị bệnh vẫn cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị và an toàn.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là u xơ tử cung. Thảo dược này giúp tăng tính nhạy cảm của mô ung thư với các thuốc đặc hiệu, từ đó giảm liều thuốc tây phải dùng, giảm tác dụng phụ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng tam thất bắc như biện pháp bổ sung, không được phép bỏ thuốc điều trị.

Tăng cường khả năng bảo vệ tim

Có lợi cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt là khả năng cải thiện tuần hoàn, kể cả trong các mạch máu nhỏ. Tác dụng của tam thất trong bảo vệ tim mạch là chống viêm mạch máu, phân hủy chất béo xấu, tiêu trừ máu đông, tăng mức năng lượng trong tế bào cơ tim, giảm tổn thương cơ tim, phục hồi lưu lượng máu và giãn mạch. Nhờ đó, những người dùng bột hoặc củ tam thất thường xuyên giảm tần suất cơn đau thắt ngực, giảm xơ vữa mạch vành, ổn định huyết áp, ngăn ngừa biến chứng của cục máu đông. Cuối cùng là giảm đáng kể tỷ lệ nhập viện vì bệnh tim.

Chống lão hóa – công dụng của tam thất

Trong tam thất có chứa panax notoginseng saponin giúp hoạt huyết, lưu thông máu, làm trắng và loại bỏ tàn nhang,… Ngoài ra, trong tam thất còn có thêm các chất chống oxy hóa như acid oleanolic giúp chống lão hóa, loại bỏ các gốc tự do và tăng cường hệ miễn dịch.

Thông tin về tam thất

Tam thất là một loại cỏ nhỏ, thuộc họ nhân sâm. Đây là loài cây sống lâu năm và đặc tính với nhiều công dụng rất diệu kỳ. Tam thất là cây thảo sống ở những nơi có bóng râm và ẩm mát sẽ nhanh phát triển hơn.

Những vùng núi cao từ trên 1.500m là nơi lý tưởng để tam thất sinh trưởng và phát triển. Ở Việt Nam những vùng nổi tiếng với khí hậu và vị trí thuận lợi cho tam thất sinh trưởng như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu…

Trong cây tam thất, bộ phận được sử dụng làm thuốc nhất là rễ. Rễ cây tam thất càng to càng có giá trị. Sau khi đào rễ cây tam thất về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, sau đó phân ra các phần rễ củ, rễ nhánh, thân rễ.

Có 2 loại tam thất chủ yếu là tam thất bắc và tam thất nam

Tam thất bắc hay còn gọi là Kim bất hoán, Thổ sâm hay Sâm tam thất, cây Xuyên tam thất. Tam thất bắc có họ hàng với nhân sâm nên dù là cây sống lâu năm nhưng thân cây cao chỉ khoảng 40cm với 3-4 lá mọc vòng, đầu lá nhọn có viền răng cưa. Hoa tam thất bắc có màu lục vàng nhạt, quả thì hình cầu, màu đỏ khi chín.

Tam thất nam thì khác hẳn. Đây là cây thuộc họ nhà gừng còn được gọi là tam thất gừng, tam thất trắng, thổ tam thất. Cây này thì thường mọc ở ven sông bờ ao của các tỉnh miền núi phía bắc như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái,…

Cách chế biến tam thất phổ biến hiện nay

Theo dược học cổ truyền, thảo dược tam thất có nhiều cách bào chế. Mỗi cách chế biến sẽ có những công dụng khác nhau. Thông thường tam thất được bào chế dưới 3 dạng:

Dùng trực tiếp: Rửa sạch rễ tam thất, giã nát và đắp lên vị trí bị tổn thương.

Dùng sống: Rửa sạch rễ, sau đó phơi hoặc sấy khô. Có thể thái ra hoặc nghiền thành bột. Cách này thường được dùng để chữa các chứng như bị xuất huyết, tổn thương như đại tiện ra máu tươi, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành hoặc lên cơn nhồi máu cơ tim, bệnh gan,…

Dùng chín: Có 2 cách chế biến

Cách 1: Rửa sạch rễ, lá, thân tam thất, ủ rượu cho mềm, sau đó thái mỏng, sao qua chảo nóng, nghiền thành bột.

Cách 2: Rửa sạch, thái mỏng tam thất rồi sao lên với dầu thực vật cho đến khi rễ tam thất chuyển thành màu vàng nhạt rồi đem nghiền thành bột.

Cách này thường dùng với mục đích để bồi bổ cho những người bị suy nhược, khí huyết kém. Liều dùng tam thất thông thường, mỗi ngày sắc lấy nước uống từ 5 – 10g, uống bột từ 1,5 – 3,5g, dùng ngoài không kể liều lượng.

>>> [7] Sâm cau có tác dụng gì? Cách ngâm rượu sâm cau

Một số bài thuốc có cây tam thất

1. Chữa máu ra nhiều sau khi sinh (băng huyết):

Dược liệu tán nhỏ uống với nước cơm, mỗi lần 8g.

2. Chữa thiếu máu hoặc huyết hư các chứng sau khi sinh:

Tam thất tán nhỏ, uống 6g hoặc đem tần với gà non ăn.

3. Chữa các loại chảy máu hoặc sưng u ở nội tạng, các loại thiếu máu do mất máu nhiều hay do giảm hồng cầu:

Mỗi ngày uống 6–12g bột tam thất. Chảy máu cấp thì uống gấp đôi, bệnh mạn tính thì uống kéo dài nhiều ngày.

4. Chữa chảy máu khi bị thương

Lá cây giã nhỏ, vừa uống và vừa đắp bên ngoài.

5. Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi sinh:

Tam thất 12g; sâm bố chính, ích mẫu, mỗi vị 40g; kê huyết đằng 20g; hương phụ 12g. Tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g hoặc có thể sắc uống với liều thích hợp.

6. Chữa viêm gan thể cấp tính nặng:

Tam thất 12g; nhân trần 40g; hoàng bá 20g; huyền sâm, thiên môn, bồ công anh, mạch môn, thạch hộc, mỗi vị 12g; xương bồ 8g. Sắc uống ngày một thang.

7. Chữa tiểu ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu:

Tam thất 4g; lá tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân, mỗi vị 16g; sinh địa, cam thảo đất, mộc hương, mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

8. Chữa rong huyết do huyết ứ:

Tam thất 4g; ngải diệp, ô tặc cốt, long cốt, mẫu lệ, mỗi vị 12g; đương quy, xuyên khung, đan bì, đan sâm, mỗi vị 8g; mộc dược, ngũ linh chi, mỗi vị 4g. Đem sắc uống mỗi ngày một thang.

Lưu ý khi sử dụng tam thất

Những người thân nhiệt cao hơn bình thường nếu sử dụng tam thất trong thời gian dài có thể bị mẫn cảm gây mọc mụn, dị ứng, ngứa ngáy,…

Đối với trẻ em cần thận trọng khi cho uống tam thất. Bởi trong thành phần của tam thất có thể gây ra tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng, vì vậy nên hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi có ý định dùng tâm thất cho mọi lứa tuổi.

Mặc dù tam thất mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên chúng ta không nên tự ý sử dụng. Việc dùng không đúng mục đích và liều lượng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.

Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You cannot copy content of this page