Mua ngay

15 Tác dụng của lá đinh lăng? Những người không nên uống la đinh lăng

Đang có: 446 đạo hữu ghé thăm

Tác dụng của lá đinh lăng? Bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, Tăng tuyến sữa cho phụ nữ sau sinh, Kích thích lợi tiểu, Cải thiện tình trạng biếng ăn, Chống suy giảm trí nhớ

15 Tác dụng của lá đinh lăng? Những người không nên uống la đinh lăng
15 Tác dụng của lá đinh lăng? Những người không nên uống la đinh lăng

Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi

15 Tác dụng của lá đinh lăng? Những người không nên uống la đinh lăng

Bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực

Trong đinh lăng chứa nhiều các chất có lợi cho cơ thể như vitamin B2, B1, B6, vitamin C, và các loại acid amin như lysin, methionin, cystein,… Đây đều là các dưỡng chất cần thiết dành cho cơ thể. Cây đinh lăng thường được dùng để bồi bổ và tăng cường sức khỏe cho các bà mẹ vừa sau sinh.

Ngoài ra, cây đinh lăng có tính hàn, có thành phần hoạt chất saponin giống như nhân sâm giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý, tăng cường sinh lực.

Tăng tuyến sữa cho phụ nữ sau sinh

Bên cạnh giúp bồi bổ sức khỏe, nhất là cho các bà mẹ sau sinh, cây đinh lăng còn giúp chữa tắc tia sữa, kích thích tuyến sữa cho phụ nữ sau sinh.

Bời vì đinh lăng có tính hàn giúp làm mát sữa, bên cạnh đó chứa khoảng 20 loại acid amin khác nhau, phytosterol, glycosid, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu, Sắt, Magie, Kali,… các chất đều giúp các bà mẹ tăng tiết sữa và hạn chế tắc tia sữa.

Kích thích lợi tiểu – tác dụng của lá đinh lăng

Trong lá đinh lăng có chứa saponin triterpen và 5 hợp chất polyacetylen,… giúp tăng nhẹ co bóp tử cung và lợi tiểu.

Nếu so sánh với các nước rễ chanh, râu ngô lợi tiểu thì nước của lá đinh lăng tốt hơn tăng gấp 4 lần so với bình thường

Cải thiện tình trạng biếng ăn

Ở lá đinh lăng chứa tới khoảng 20 loại acid amin giúp cho tiêu hóa thức ăn, kích thích sự thèm ăn cho con người. Khi sử dụng nước của lá đinh lăng sẽ giúp cơ thể tăng cân, giúp ăn ngon hơn.

Chống suy giảm trí nhớ – tác dụng của cây đinh lăng

Lá đinh lăng còn có tác dụng chống suy giảm trí nhớ, tăng cường cho hệ thần kinh bới chứa nhiều vitamin nhóm B nhất là vitamin B1.

Lá đinh lăng theo nghiên cứu có tác dụng tăng biên độ điện thế não, tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não.

Chữa đau đầu, mất ngủ

Trong lá đinh lăng có chứa saponin và kèm theo đó là rất nhiều thành phần quan trọng khác. Một số nghiên cứu đã chứng minh dược tính của lá đinh lăng có thể hoạt hóa nhẹ và đồng bộ vỏ não, điều này có tác động tốt lên hệ thần kinh.

Bên cạnh đó, tác dụng của cây đinh lăng còn giúp tăng cường sức đề kháng, an thần, ngủ ngon giấc, sâu giấc hơn. Đinh lăng giúp giảm đau đầu, cải thiện tình trạng căng thẳng.

Trị mụn – công dụng của lá đinh lăng

Lá đinh lăng tươi rửa sạch, giã thật nhuyễn, cho thêm vài hạt muối, sau đó đắp lên chỗ có mụn, chờ đến khi thấy lá khô lại thì rửa sạch bằng nước. Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối và kiên trì trong vòng 2, làn da của bạn sẽ được phục hồi đáng kể

Cải thiện chức năng gan

Cây đinh lăng chứa nhiều loại acid amin trong đó có chứa methionin. Đây là acid amin quan trọng có chức năng bảo vệ gan rất tốt và làm mát, giải độc gan.

Đối với bệnh đau lưng do thời tiết – tác dụng lá đinh lăng

Có không ít người mỗi khi thời tiết thay đổi là bị đau nhức xương khớp, nhất là cột sống. Lúc này hãy nấu nước lá đinh lăng uống vài ngày bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.

Cách chữa đau lưng bằng lá đinh lăng rất đơn giản: chỉ cần lấy 30g lá và cành đinh lăng tươi rửa sạch, nấu cùng 15g mỗi loại sau: cúc tần, cam thảo dây, rễ cây xấu hổ và 800ml nước. Bạn đun hỗn hợp này cho sôi rồi để lửa nhỏ đến khi chỉ còn 30ml nước thì chắt lấy nước chia thành 3 lần uống trong ngày, thực hiện 5 ngày liên tiếp.

Cải thiện sức đề kháng, điều trị suy nhược cơ thể

Tác dụng của lá đinh lăng còn giúp cải thiện sức đề kháng, điều trị suy nhược cơ thể vì chứa thành phần alcaloid và các vitamin B1, B2, B6, C… Cung cấp các vitamin quan trọng cho cơ thể giúp cơ thể có sức đề kháng cao và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Đối với chứng rối loạn kinh nguyệt và đau tử cung

Có thể lý giải lá đinh lăng có tác dụng gì với chứng đau tử cung và rối loạn kinh nguyệt như sau: các hoạt chất trong loại lá này giúp phụ nữ sau sinh tăng cường sức đề kháng nên giảm thiểu được các cơn đau ở cổ tử cung. Ngoài ra, lá đinh lăng còn cải thiện lưu thông khí huyết nên hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.

Cách thực hiện bài thuốc như sau: dùng cành và lá đinh lăng tươi đem sắc cùng nước rồi chắt uống khi còn ấm. Nên duy trì cách làm này trong một thời gian dài thì mới thấy được hiệu quả mà dược liệu đinh lăng mang lại.

Giúp cải thiện đường tiêu hóa

Nước lá đinh lăng hỗ trợ việc điều trị các chiệu trứng khó chịu về tiêu hóa như tình trạng tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi bằng cách sử dụng một nắm lá đinh lăng và sắc với nước uống liên tục trong vài ngày, các triệu chứng về tiêu hóa sẽ được cải thiện.

Làm trắng da – công dụng lá đinh lăng

Hiện nay, có rất nhiều mẹo làm trắng da, trong đó đinh lăng được đánh giá là cho kết quả cao và khá an toàn. Với mẹo làm trắng da này thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy nước lá đã đun sôi tắm như bình thường. Nếu nhà có bồn tắm, bạn nên đổ nước lá này vào bồn và ngâm mình trong nước lá khoảng 20-30 phút cho tinh chất ngấm sâu vào da cắt đứt tế bào hắc tố gây thâm, tái tạo collagen làm trắng da nhanh chóng.

Tốt cho người mới ốm dậy

Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ, có tác dụng gần giống như nhân sâm. Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200 g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.

Chữa ho lâu ngày

Từ xưa, rất nhiều người trị ho lâu ngày bằng lá đinh lăng. Vì trong đinh lăng có vị đắng, tính mát, chứa nhiều chất B1 và hoạt chất saponin. Đặc biệt đinh lăng giúp long đờm rất tốt.

Lá đinh lăng là gì, có những loại lá đinh lăng nào?

Đinh lăng (Polyscias fruticosa) hay còn gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm, là loại cây lâu năm có nguồn gốc từ Ấn Độ. Đinh lăng là cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng (Polyscias) của họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Cây này được trồng làm cảnh và làm thuốc trong đông y.

Lá đinh lăng bóng màu xanh đậm ít nhất có ba nhánh như bị chia cắt nhiều. Các lá có hình dạng khác nhau từ hình trứng hẹp đến hình mũi mác và dài khoảng 10cm. Đinh lăng tính trên thế giới có khoảng 150 loài, còn ở Việt Nam phổ biến 7 loại đinh lăng:

Cây đinh lăng lá nhỏ (phổ biến nhất)

Cây đinh lăng lá to

Đinh lăng đĩa

Đinh lăng lá răng

Đinh lăng lá tròn

Đinh lăng lá vằn

Đinh lăng mép lá bạc

Cách nấu nước lá cây đinh lăng

Cách nấu nước lá cây đinh lăng cực đơn giản. Bạn thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1 Bạn chuẩn bị 200gr lá đinh lăng.

Bước 2 Bạn rửa sạch lá đinh lăng và cho vào ấm nước sôi.

Bước 3 Bạn đậy nắp và đun khoảng 10- 15 phút, rồi gắp hết lá đinh lăng ra, đổ ra ly là có thể thưởng thức.

Cách ngâm rượu đinh lăng tươi và khô

Cách ngâm rượu đinh lăng tươi

Để ngâm được hũ rượu đinh lăng tươi đúng cách bạn cần làm các bước sau:

Củ đinh lăng rửa sạch. Để tránh rượu sau khi ngâm không có mùi tanh, cần cạo bỏ sạch vỏ ở phần cuối của gốc để các chất phôi của củ dễ tiết ra. 

Sau khi rửa sạch, để củ thật khô rồi cho vào hũ thuỷ tinh. Bạn có thể cắt nhỏ hoặc ngâm cả củ. Nếu được bạn có thể cho thêm sâm cau hoặc bạch tật lệ vào ngâm cùng. 

Đổ rượu ngập hết các củ trong hũ rồi đậy nắp lại. Hãy nhớ rằng với khoảng 1kg đinh lăng bạn chỉ cần dùng 3 – 4 lít rượu. Vì nếu ngâm quá nhiều rượu, rượu thuốc sẽ nhạt và giảm tác dụng. 

Đặt rượu ở nơi khô ráo tránh ánh nắng mặt trời. Sau khoảng 30 ngày, khi rượu thuốc chuyển sang màu vàng là dùng được.

Cách ngâm rượu đinh lăng khô

Với cách ngâm đinh lăng khô bạn có 2 cách để lựa chọn như sau:

Cách ngâm truyền thống:

Củ đinh lăng cắt lát và phơi khô trong vòng 5 – 6 ngày là dùng được. Thông thường, cần khoảng 4kg đinh lăng tươi để thu được 1kg đinh lăng khô.

Sau khi khô, cho vào chảo rang với lửa lớn khoảng 5 phút, để nguội rồi cho vào hũ thuỷ tinh rồi rót rượu vào.

Lưu ý lượng rượu ngâm đinh lăng khô nhiều hơn lượng rượu ngâm đinh hương tươi. Cứ 1kg củ đinh lăng khô bạn cần ngâm với khoảng 7 – 8 lít rượu. Khi ngâm với lượng rượu này sẽ làm giảm hoạt chất saponin. 

So với ngâm rượu đinh lăng tươi thì thời gian ngâm đinh lăng khô sẽ lâu hơn, khoảng 3 tháng mới sử dụng được.

Cách ngâm rượu đinh lăng theo Đông y:

Rễ và củ của cây đinh lăng sau khi thu hoạch rửa sạch, cắt nhỏ và phơi nắng cho khô. Phơi dưới nắng 5 lần và phơi trong bóng râm 2 lần. 

Chuẩn bị thêm một bát nước để vo gạo nếp. 

Cho đinh lăng khô vào một cái chảo lớn, đặt lên bếp vừa rưới nước vo gạo lên vừa rang trong khoảng 5 – 7 phút. 

Khi thấy đinh lăng vàng cạnh thì tắt bếp và đợi nguội.

Cho vào bình thủy tinh, cho rượu vào ngâm, 1kg đinh lăng khô ngâm với 10 – 12 lít rượu rồi đậy nắp lại. Chờ khoảng 3 tháng là có thể để sử dụng được.

Cách chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng

Theo kinh nghiệm dân gian, lá cây đinh lăng chữa mất ngủ thường được sử dụng theo các cách sau:

Làm gối đinh lăng chữa mất ngủ

Chuẩn bị: Lá non cây đinh lăng

Cách làm: Đem lá đinh lăng rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn bám trên lá rồi để ráo và hong khô vừa tới (tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời làm mất đi mùi thơm của lá). Sau đó có thể đem sao vàng ở nhiệt độ thích hợp rồi mang đi hút ẩm ở nhiệt độ đúng quy định. Dùng lá đinh lăng với lượng vừa đủ và trộn với bông gòn để làm ruột gối đinh lăng. Làm sao để ruột gối không quá nhiều đinh lăng gây mùi hắc có thể sẽ làm cho người bệnh khó ngủ hơn.

Lá đinh lăng chữa mất ngủ do suy nhược

Chuẩn bị: Đinh lăng, cỏ mực, tam diệp, lá vông, rau má mỗi vị 20g; hoàng liên, hoàng bá và bạch linh mỗi vị 10g, cây xấu hổ 16g.

Cách dùng: Cho các vị thuốc trên vào nồi sắc cùng với 700ml nước cho đến khi cạn nước còn lại 300ml là được. Chia nước thuốc làm hai phần bằng nhau và dùng vào sáng và chiều tối. Uống liên tục trong 7 ngày mà thấy tinh thần sảng khoái và không bị mất ngủ nữa thì ngưng.

Nếu chứng mất ngủ kéo dài, tinh thần uể oải thì hãy dùng 24g lá đinh lăng, cùng với tang diệp và lá vông mỗi vị 20g, 12g tâm sen và 16g liên nhục cho vào nồi sắc cùng 400ml nước cho đến khi cạn 150ml, rồi chia thành 2 lần uống trong ngày.

Uống nhiều nước lá cây đinh lăng có tốt không?

Nước lá cây đinh lăng có rất nhiều công dụng và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng nước lá cây đinh lăng hằng ngày thay cho nước lọc vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ và có hại cho sức khỏe.

Cụ thể trong lá cây đinh lăng chứa chất Saponin khiến bạn mệt mỏi, nôn mửa và hoa mắt chóng mặt. Đồng thời, chất Saponin có thể phá hủy hồng cầu, gây rối loạn tiêu hóa ở những người có hội chứng ruột kích thích,…Vì vậy, bạn chỉ nên uống nước lá cây đinh lăng với một lượng vừa phải, trong một thời gian nhất định và không nên sử dụng hàng ngày.

>>> 9 Tác dụng của cà gai leo? Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không

Những người không nên uống lá đinh lăng

Tuy nhiên bên cạnh những tác dụng có lợi cho sức khỏe của đinh lăng, thì cũng các những tác dụng phụ sẽ ảnh hưởng đến một số người. Vì vậy những người sau cần lưu ý sử dụng ít hoặc tránh dùng lá đinh lăng

Đối với phụ nữ mang thai: không nên dùng lá đinh lăng vì chứa hoạt chất saponin có khả năng tán huyết, đánh vỡ hồng cầu. Đinh lăng còn làm lợi tiểu, tăng nhẹ co bóp tử cung điều này ảnh hưởng đến thai nhi.

Đối với trẻ em: không nên uống nước mà chỉ nên tắm ngoài da vì hệ cơ quan trẻ em chưa được hoàn thiện và dễ bị ngộ độc

Những người đang bị bệnh gan và những người đang điều trị các bệnh lý khác: nên tránh không dùng vì chức năng các cơ quan yếu, dễ xung đột với thuốc điều trị (vì có chứa saponin)

Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You cannot copy content of this page