Mua ngay

8 Tác dụng của cây mật nhân? Cách ngâm rượu mật nhân

Đang có: 298 đạo hữu ghé thăm
8 Tác dụng của cây mật nhân? Cách ngâm rượu mật nhân
8 Tác dụng của cây mật nhân? Cách ngâm rượu mật nhân

8 Tác dụng của cây mật nhân? Cách ngâm rượu mật nhân

Giảm căng thẳng

Theo Đông Y, mật nhân vốn sở hữu tính thanh mát, có khả năng giảm căng thẳng. Vì trong thành phần của loại cây này chứa một lượng lớn anxiolytic giúp thư giãn tinh thần, giảm tình trạng lo âu.

Ngoài ra, một số nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng nam giới sử dụng mật nhân không những chỉ tăng lượng testosterone mà lượng cortisol gây căng thẳng cũng giảm xuống đáng kể.

Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi

Phòng ung thư

Ngoài tác dụng tăng cường chức năng sinh lý nam và giảm căng thẳng, thành phần trong mật nhân còn hỗ trợ chống ung thư. Trong đó sử dụng rễ mật nhân là một trong những cách hiệu quả phòng ngừa ung thư phổi, ung thư cổ tử cung thường gặp.

Qua quá trình phân tích, các nhà khoa học đã tìm ra hơn 60 hợp chất trong mật nhân có khả năng tham gia chống Oxy hóa, ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do. Chúng đặc biệt có ích trong việc phòng ngừa ung thư.

Hỗ trợ điều trị xơ gan

Tính chất trong lá, thân cây mật nhân chứa một lượng acetone, hợp chất có khả năng chống lại hoạt động của vi khuẩn. Tính chất kháng khuẩn của loài thực vật này rất cần thiết trong hỗ trợ điều trị xơ gan, viêm loét dạ dày.

Chính vì vậy mà trong một số loại thuốc hỗ trợ điều trị hiện nay, người ta đã tìm cách bổ sung thành phần mật nhân.

Tăng cường sinh lý nam

Cây mật nhân chứa các thành phần có tác dụng khác nhau đối với cơ thể. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy rễ và vỏ cây mật nhân có tác dụng kích thích sinh dục nam, được dùng trong điều trị rối loạn cương dương, tăng cường hoạt động thể thao.

Các thành phần trong cây mật nhân khi uống vào cơ thể có thể làm tăng nồng độ hormone testosterone trong cơ thể, cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng ở nam giới bị vô sinh.

Sử dụng cây mật nhân giúp cơ thể nam giới tăng tiết hormon một cách tự nhiên, kích thích sự hưng phấn, tăng khả năng sinh lý và duy trì trạng thái cương dương rõ rệt.

Chống viêm

Hoạt chất được phân lập từ dịch nuôi cấy rễ của cây mật nhân có thể hữu ích trong ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh viêm. Nghiên cứu cho thấy chiết xuất cồn thủy phân của mật nhân có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm trong ống nghiệm.

Kháng khuẩn

Chiết xuất lá và thân cây mật nhân bằng cồn và acetone được phát hiện có hoạt tính trên vi khuẩn. Nước chiết xuất từ lá cho thấy khả năng kháng khuẩn, điển hình là Staphylococcus aureus và Serratia marscesens.

Với các tác dụng kháng khuẩn và chống viêm của mật nhân sẽ rất tốt cho việc chữa lành mô xơ gan hay các tổn thương, vết loét trong dạ dày.

Tăng cường sức mạnh cơ bắp

Một nghiên cứu về sức mạnh của cơ với sự tham gia của những người đàn ông khỏe mạnh. Khi họ sử dụng chiết xuất trong cây mật nhân bằng đường uống trong vòng 5 tuần, kết quả cho thấy sự tăng khối lượng cơ bắp và sức mạnh của họ đồng thời giảm được mỡ đùi trong cơ thể.

Chữa đau lưng

Cây mật nhân có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gân xương đau nhức, tê chân tay, đau thắt lưng, thấp khớp.

Trong cây mật nhân có những thành phần hóa học giúp giảm đau do những nguyên nhân viêm khớp, sưng khớp, tê nhức các khớp gây ra. Ngoài ra, các thành phần này còn giúp điều trị, củng cố các chức năng khớp.

Theo Đông Y, cây mật nhân có tính mát, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu và giúp đào thải acid uric ra ngoài, làm giảm các triệu chứng của bệnh gút.

Ngoài ra, cây mật nhân có hợp chất ngăn ngừa sự phát triển của bệnh gút, giúp giảm những triệu chứng đau đớn của bệnh gút mang lại.

Cây mật nhân trong các bài thuốc

Bài thuốc giúp cải thiện chức năng gan

Bài thuốc 1: Dùng 30g cây mật nhân sắc với 1 lít nước lạnh đến khi còn một nửa thể tích nước thì dừng. Chia nước thuốc thu được thành 2 lần uống trong ngày và nên uống khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc 2: Dùng 10g cây mật nhân, 30g diệp hạ châu và 70g cà gai leo. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với 1 lít nước đến khi còn một nửa thể tích nước thì dừng. Chia nước thuốc thu được thành 2 lần uống trong ngày và nên uống khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc chữa ăn không tiêu, đau bụng, trướng bụng

Dùng 50g hỗn hợp các dược liệu gồm rễ cây mật nhân, hậu phác, cam thảo, củ bồ bồ, hoắc hương, trần bì, cây sả, củ sấu. Hỗn hợp dược liệu được rửa sạch, phơi khô rồi tán thành bột mịn, cất trong hũ thủy tinh và dùng dần. Hàm lượng mỗi lần sử dụng là 12g dược liệu hãm với nước nóng, lấy nước uống.

Bài thuốc trị gout

Dùng một lượng vừa đủ dược liệu mật nhân đem sắc với 500ml nước, đến khi cô đặc còn khoảng 200ml dung dịch. Chia nước thuốc thu được thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Người bệnh cần kiên trì dùng bài thuốc mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh gout.

Bài thuốc trị huyết kém, nóng trong người

Dùng các vị thuốc gồm rễ mật nhân, hà thủ ô, đậu đen, rau muống, cỏ xước, dây gùi, dây ký ninh, tang chi mỗi vị 10g. Đem sắc hỗn hợp các vị thuốc với nước và dùng uống thay trà.

Bài thuốc giúp kích thích tiêu hóa

Sử dụng 20g rễ cây mật nhân, 10g quả chuối sứ khô (đã được nướng vàng). Đem hỗn hợp ngâm trong 1 lít rượu trắng và có thể dùng sau 7 ngày. Liều dùng mỗi lần là một chén thủy tinh nhỏ (30ml) và mỗi ngày 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối.

Bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt

Sử dụng 15g rễ cây mật nhân đem sắc với một lượng nước vừa đủ đến khi thể nước cô đặc còn phân nửa thì dừng. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc và công dụng sẽ được phát huy sau 7 – 10 ngày.

Bài thuốc trị ghẻ, chàm và mẩn ngứa ở trẻ em

Dùng 2 – 3 nắm lá cây mật nhân đun với nước và dùng tắm. Trong khi tắm dùng nước rửa kỹ vùng da bị tổn thương, dùng bã chà xát nhẹ để giúp tăng công dụng.

Bài thuốc chữa kiết lỵ, tiêu chảy

Dùng một ít quả mật nhân sắc với nước. Nước thuốc thu được dùng uống mỗi ngày, sau 3 – 5 ngày sử dụng, chứng lỵ và tiêu chảy được điều trị khỏi hoàn toàn.

Bài thuốc chữa khó tiêu, đầy hơi, tẩy giun và giải độc rượu

Sử dụng một lượng vừa đủ rễ cây mật nhân sắc với nước, đến khi cô đặc rồi chia thành 2 lần uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng cây mật nhân

Bên cạnh những công dụng của cây mật nhân được sử dụng trong điều trị, dược liệu này cũng có những chống chỉ định, tác dụng phụ và tương tác thuốc trong sử dụng. Vì vậy người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi dùng dược liệu mật nhân trong điều trị như sau:

Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng dược liệu mật nhân như sau:

Nôn và buồn nôn;

Chóng mặt, đau đầu;

Kích ứng da;

Hạ đường huyết;

Nôn mửa do ngộ độc.

Chống chỉ định:

Người mẫn cảm hay dị ứng với các thành phần trong cây mật nhân

Trẻ em dưới 9 tuổi và phụ nữ đang mang thai;

Người mắc các bệnh lý về dạ dày, tim mạch, gan…;

Người có vấn đề về chức năng nội tạng;

Người bệnh vừa hồi phục cũng không nên sử dụng các bài thuốc chứa dược liệu mật nhân. Bởi khi cơ thể chưa được hồi phục hoàn toàn, bệnh lý có thể khởi phát và trở nên trầm trọng hơn.

Cách ngâm rượu củ mật nhân

Cách ngâm rượu củ mật nhân
Cách ngâm rượu củ mật nhân

Chọn rễ, củ mật nhân

Rễ, củ mật nhân khi chọn ngâm rượu chọn những củ sâu, bị dập hay thối hỏng.

Khi thái rễ, củ mật nhân ra có màu vàng tươi, rễ không có lõi, khi thái các miếng còn bám phần vỏ rễ màu vàng nhạt bên ngoài ( Nếu là thân cây người ta sẽ tuốt bỏ vỏ đi, vì vỏ cây này có màu xanh đen)

Chọn củ, rễ cây có thớ đều nhau và không có các đoạn đứt do mắt hoặc nhánh gây nên

Khi rễ, củ mật nhân qua lượt phơi khô sẽ có mùi thơm đặc trưng do tinh dầu và các hoạt chất từ cây thuốc này phát ra.

Khi nhấm phần rễ củ của loại dược liệu này có vị đắng tê đầu lưỡi

Sơ chế rễ, củ mật nhân

Củ rễ  mật nhân khi thu về đem rửa sạch qua nhiều lần nước.

Nên ngâm phần rễ củ mật nhân trong ngày là tốt nhất để loại bỏ tận gốc các chất bẩn.

Khi sạch hết đất bẩn, đem thái phần rễ củ mật nhân thành từng lát mỏng.

Đem tất cả các lát ra phơi nắng cho khô.

Chỉ cần phơi rễ cây mật nhân qua một nắng là có thể đem ngâm rượu được.

Chuẩn bị bình ngâm rượu

Chọn bình ngâm thủy tinh hoặc bình sứ có nắp đậy

Chọn dung tích bình thì tùy vào số lượng rễ cây mật nhân ngâm với bao nhiêu lít rượu

Tuyệt đối không sử dụng bình nhựa để ngâm rượu bởi rượu ngâm lâu dài trong bình nhựa dễ sinh ra các chất độc gây nguy hại cho cơ thể

Chọn rượu để ngâm với củ mật nhân

Chọn rượu trắng ngâm, tốt nhất là rượu nếp càng ngon

Nên chọn rượu có nồng độ: 40-45 độ( rượu nồng độ cao quá đem ngâm sẽ khó uống)

Cách ngâm rượu rễ, củ mật nhân

Bỏ phần rễ, củ mật nhân đã chuẩn bị vào bình

Đổ lượng rượu vào đậy nắp kín

Tỉ lệ rượu và mật nhân:1kg rễ, củ cây mật nhân cùng 5 lít rượu trắng

Ngâm khoảng 40 ngày có thể sử dụng

Tác dụng của cây đỗ trọng nam? Cây đỗ trọng có mấy loại!

Lưu ý:

Vị của rễ, củ mật nhân rất đắng nên rượu mật nhân cũng có vị như vậy. Những người uống được đắng thì không sao nhưng đa phần người bình thường đều rất khó uống bởi vị đắng làm tê đầu lưỡi, xộc xuống vòm họng khiến người dùng khó sử dụng

Vì vậy khi ngâm rượu rễ, củ mật nhân bận nên ngâm cùng thêm những vị thuốc để giảm độ đắng. Bạn có thể kết hợp với những vị thuốc dưới đây:

Chuối hột và táo mèo: Loại này có vị ngọt, làm giảm vị đắng của rượu hiệu quả.

Sáp ong: Có chứa vị ngọt của đường nên giúp trung hòa vị đắng, rượu sẽ dễ uống hơn.

Nho khô: Có vị ngọt thanh, phù hợp ngâm với rượu cây mật nhân.

Đinh lăng: Có vị ngọt, tính mát, hơi đắng nhưng không đáng kể

Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You cannot copy content of this page