Mua ngay

7 Tác dụng của cây cúc tần? Cách dùng cây cúc tần chữa sỏi thận

Đang có: 306 đạo hữu ghé thăm
7 Tác dụng của cây cúc tần? Cách dùng cây cúc tần chữa sỏi thận
7 Tác dụng của cây cúc tần? Cách dùng cây cúc tần chữa sỏi thận

7 Tác dụng của cây cúc tần? Cách dùng cây cúc tần chữa sỏi thận

Tác dụng của cây cúc tần? Kháng khuẩn, chống nọc độc rắn, chống oxy hóa, bảo vệ gan, chống viêm, chống loét, chống ung thư…

Tác dụng kháng khuẩn

Trong cây cúc tần chứa các hợp chất có khả năng chống lại Entamoeba histolytica và kiểm soát những triệu chứng của bệnh lao. Ngoài ra đây còn được coi là liệu pháp thay thế hiệu quả trong việc điều trị bệnh kiết lỵ và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Loại tinh dầu do lá cúc tần tiết ra khi được pha loãng trong polyethylene glycol có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt được một số loại nấm và vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli, Staphylococcus aureus, nấm Candida albicans, Microsporum gypseum và Xanthomonas campestris.

Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi

Tác dụng chống nọc độc rắn

Ít ai biết rằng trong rễ cây cúc tần chứa rất nhiều stigmasterol và β-sitosterol có tác dụng vô hiệu hóa sự xâm nhập của nọc độc loài rắn Vipera russelli, cụ thể là làm giảm biến chứng xuất huyết và nguy cơ tử vong cao do nọc độc rắn gây nên.

Tác dụng chống oxy hóa

Theo các chuyên gia, Chiết xuất dung dịch từ lá cúc tần rất giàu hoạt chất chống viêm và chất chống oxy hóa. Trong đó hoạt động chống oxy hóa liên quan nhiều đến nồng độ cao các chất như flavonoid và phenolic chứa trong lá cúc tần.

Tác dụng bảo vệ gan

Rễ cúc tần chứa hoạt chất giúp bảo vệ các tế bào gan trước các tổn thương do carbon tetraclorid gây nên.

Tác dụng chống viêm

Ngoài những công dụng nêu trên, cây cúc tần còn giúp tăng khả năng chống viêm nhờ bộ rễ chứa các chất có thể ức chế prostaglandin E2 và carrageenan – đây là 2 tác nhân gây sưng bàn chân và phù khớp.

Tác dụng chống loét

Theo các nghiên cứu khoa học, dịch chiết từ cây cúc tần còn có một công dụng hữu hiệu khác là bảo vệ vùng da bị tổn thương do các vết loét gây ra bởi alcohol, indomethacin.

Tác dụng chống ung thư

Chiết xuất từ rễ cúc tần còn có công dụng ngăn cản sự hình thành và phát triển các tế bào ác tính gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Ngoài ra phần rễ và lá cây còn cung cấp các thành phần như saponin, tanin, flavonoid, proanthocyanidin và phenol giúp ức chế các liên kết vận chuyển cassette ATP trong tế bào ung thư.

Một số thông tin về cây cúc tần

Loại cây này có cành mảnh, có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, màu lục xám, mép khía răng, gần như không cuống.

Hoa tím nhạt, hình đầu, mọc thành ngù ở ngọn. Quả nhỏ, có cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm. Trên cây thường có dây tơ hồng mọc và sống ký sinh.

Cây mọc hoang và được trồng làm hàng rào ở khắp nơi. Toàn cây (lá, cành, rễ) đều có thể dùng làm thuốc.

Lá thường dùng tươi (hái lá non và lá bánh tẻ) thu hái quanh năm, cành và rễ thường dùng khô. Theo nghiên cứu lá chứa 2,9% protein. Toàn cây có acid chlorogenic, tinh dầu.

Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Công dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. Thường dùng chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, chấn thương,…

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây cúc tần

7 Tác dụng của cây cúc tần? Cách dùng cây cúc tần chữa sỏi thận
7 Tác dụng của cây cúc tần? Cách dùng cây cúc tần chữa sỏi thận

Thấp khớp, đau nhức xương: Dùng rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc nước uống.

Cảm sốt, nhức đầu, ho, không có mồ hôi: Dùng cúc tần 2 nắm, lá sả 1 nắm, lá chanh 1 nắm, sắc xông và uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi

Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.

Chữa chấn thương, bầm giập: Lấy lá cúc tần giã nát nhuyễn đắp vào chỗ chấn thương sẽ mau lành.

Thấp khớp, đau nhức xương: Rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc uống. Dùng 5-7 ngày.

Chữa đau đầu do suy nghĩ nhiều, tinh thần căng thẳng: Cúc tần 50g, hoa cúc trắng 50g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần.

Chữa ho do viêm khí quản: 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.

Xông hơi tiêu trĩ: Cúc tần, lá lốt, ngải cứu, lá sung với tỷ lệ bằng nhau, 1 củ nghệ vàng. Đem Các loại lá cây rửa sạch hoàn toàn, nấu cùng 1.5 lít nước, sau đó thêm vài lát nghệ vàng vào nấu cùng. Cho nước thuốc vào chậu, chờ cho nguội bớt thì tiến hành xông hơi hậu môn. Xông hậu môn trong 15 phút, đến khi nước còn ấm thì ngâm trực tiếp hậu môn vào chậu nước thêm 10 phút nữa. Mỗi tuần nên xông hơi 2 – 3 lần, nếu bị trĩ nhẹ, búi trĩ sẽ co lên và tiêu biến sau khoảng 2 tháng. Lưu ý, vùng da ở hậu môn rất mỏng và nhiều dây thần kinh nên không được xông khi nước còn quá nóng.

Chữa chứng bí tiểu: Dùng 40g lá cây cúc tần đã phơi khô hoặc nếu không có thể dùng 100g lá tươi. Sau khi rửa sạch, dùng thảo dược nấu thành nước uống. Mỗi ngày có thể uống nước lá thay nước lọc để tăng cường chức năng thận.

Cây cúc tần chữa sỏi thận kèm phù bụng, lưng, háng và bìu

Nhiều bệnh nhân bị sỏi thận, bên cạnh dấu hiệu đau quặn dữ dội, tiểu buốt đau, tiểu ra máu thì nhiều người còn gặp triệu chứng sưng phù ở bụng lưng, háng và bìu tinh hoàn.

Trong trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc trên và thêm các dược liệu khác để tăng cao dược tính hơn.

Các loại thảo dược cần có:

20g lá cây cúc tần, 10g rau ngổ, 1.5g hoạt thạch, thêm 10g mỗi loại chó đẻ, trạch tả, sinh địa và huỳnh kỳ.

Cách làm tương tự như bài thuốc đầu tiên, kiên trì uống trên 30 ngày để có hiệu quả. Với trẻ em, liều dùng là ⅓ so với người lớn.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kết hợp với xa tiền sử và rễ tranh khô đều có tác dụng tương tự.

9 Tác dụng của củ địa liền? Củ địa liền ngâm rượu có uống được không

Bài thuốc dùng cây cúc tần chữa thận yếu

Thận yếu làm chức năng của thận suy giảm, về lâu dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan như sỏi thận, suy thận,…

Cao cúc tần là một bài thuốc cổ truyền có công dụng bồi bổ thận và tăng cường chức năng cho thận rất hiệu quả.

Chuẩn bị 200g lá cúc tần, 100g sả, 50g lá chanh và 10g thuỷ xương bồ.

Rửa sạch các dược liệu, đun trong ấm cho cô cạn lại thành dạng cao lỏng. Sau đó thêm vào 1 lít nước để uống.

Bạn nên kiên trì sử dụng bài thuốc hàng ngày, trong ít nhất 1 tháng để bài thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.

Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You cannot copy content of this page