Nội dung chính
Cách dùng và lưu ý khi sửa dụng đỗ trọng
Đỗ trọng được dùng ở dạng thuốc sắc, ngâm rượu, cao lỏng, ngoài ra cũng có thể chế biến thành những món ăn hấp dẫn đầy dinh dưỡng để bồi bổ sức khỏe.
Kiêng kỵ: Không phải can thận hư hoặc âm hư hỏa vượng không nên dùng.
Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi
Một số bài thuốc của đỗ trọng:
– Ôn thận tráng dương: Dùng trong trường hợp thận hư, liệt dương, di tinh: lộc nhung 125g, đỗ trọng 250g, ngũ vị tử 63g, thục địa 500g, mạch môn 250g, sơn thù nhục 240g, thỏ ty tử 250g, ngưu tất 250g, câu kỷ tử 250g, sơn dược 250g. Tất cả nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước muối nhạt.
– Cố kinh an thai:
Dùng trong trường hợp phụ nữ có thai người yếu, thai không an, có nguy cơ sảy thai, trụy thai:
Bài 1: sinh đỗ trọng (đỗ trọng sống) 63g, xuyên tục đoạn 12g, sơn dược 12g, cam thảo 4g, đại táo 40 quả. Sắc uống.
Bài 2: đỗ trọng (sao) 20g, tục đoạn 20g, tang ký sinh 20g, bạch truật 20g, a giao 12g, đương quy 12g, thỏ ty tử 4g. Sắc uống.
– Điều trị tăng huyết áp:
Đỗ trọng 18g, hoàng cầm 15g, hạ khô thảo 15g, đổ nước 300ml, sắc còn 100ml. Sắc uống ngày 1 thang.
Đỗ trọng 12g, hạ khô thảo 15g, ngưu tất 10g, dã cúc hoa 9g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng liền trong 2 tuần.
– Điều trị đau lưng, mỏi gối, động thai:
Đỗ trọng 50g, tục đoạn 50g. Tán nhỏ, làm thành viên bằng hạt đậu với nước sắc đại táo. Uống với nước cháo mỗi lần 10 viên. Ngày 2 lần.
Ngoài ra, có thể dùng đỗ trọng chế biến một số món ăn dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe như:
– Cật lợn xào om tiềm nước đỗ trọng: đỗ trọng 16 – 20g, cật lợn 1 đôi. Đỗ trọng nấu lấy nước bỏ bã, thêm bột gạo, giấm, dầu ăn, mắm, đường, gia vị chế thành nước canh để sẵn. Cật lợn bóc bỏ màng, làm sạch, thái lát. Xào cật lợn, gừng, hành, tỏi và gia vị đến chín, vặn nhỏ lửa rồi đổ tiếp nước canh đỗ trọng và chút giấm vào thành bên của chảo, đến lúc sôi lại lăn tăn, đảo nhẹ cật lợn vài lần là được. Dùng cho bệnh nhân đau lưng, đau thần kinh toạ.
– Canh súp thịt nạc, đỗ trọng, hồ đào: thịt lợn nạc 120g; đỗ trọng 16g, hồ đào nhục 12g. Thịt lợn rửa sạch, thái lát; cho đỗ trọng, hồ đào nhục và nước nấu chín nhừ, thêm gia vị vừa ăn. Dùng cho các trường hợp thận hư, đau lưng mỏi gối, cơ thể gầy sút suy nhược, đau đầu hoa mắt chóng mặt, liệt dương di tinh, người cao tuổi thận hư, táo bón, tiểu khó di niệu.
Kiêng kỵ: Người âm hư có nhiệt không được dùng.
Nguồn gốc và đặc điểm của cây đỗ trọng
Trước khi tìm hiểu chi tiết tác dụng dược tính và trị bệnh của cây đỗ trọng, bạn nên tham khảo qua nguồn gốc và đặc điểm.
Nguồn gốc
Đỗ trọng thuộc nhóm cây thân gỗ nhỏ, còn được biết đến với danh pháp Eucommia ulmoides. Loài thực vật này có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Từng có thời kỳ, nó gần như bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, sau này, trước sự ứng dụng ngày càng rộng rãi vào y học cổ truyền, số lượng đỗ trọng đã dần phục hồi và được trồng tại khá nhiều vùng của Trung Quốc.
Trong Y Học Cổ Truyền Trung Quốc, đỗ trọng từ lâu đã nằm trong danh sách 50 vị thuốc quý.
Đặc điểm
Tại Việt Nam, cây đỗ trọng mọc chủ yếu tại một số vùng núi tây bắc như Sa Pa, Lào Cai. Nói chung, số lượng loài thực vật này tại nước ta chưa nhiều. Nguồn nguyên liệu sử dụng trong đông y hiện chủ yếu vẫn nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cây đỗ trọng thường phát triển mạnh vào mùa hạ, thuộc loài thân gỗ không quá lớn nhưng cây lại khá thẳng. Vỏ cây tương đối mỏng, bên mặt trong của vỏ màu nâu đen nhạt hơn bên ngoài. Phía bên ngoài vỏ đỗ trọng màu xám, đan xen các sợi trắng giống như sợi tơ.
Đến giai đoạn trưởng thành, chiều cao của cây có thể đạt 15m. Lá cây mọc đơn, xung quanh lá có răng cưa.
Cây đỗ trọng có hoa nhưng hoa không phải lúc nào cũng nở rộ, hoa màu ánh lục. Sau khi hoa tàn, quả bắt đầu xuất hiện, mỗi quả lại chứa một hạt.
7 Công dụng của bạch truật? Tác dụng của bạch truật trong làm đẹp
Phân tích thành phần hóa học trong cây đỗ trọng
Trong số các bộ phận trên cây đỗ trọng thì vỏ cây chứa nhiều thành phần giá trị nhất, chủ yếu bào chế thành thuốc. Lá cũng dùng làm thuốc nhưng ít hơn.
Sau quá trình phân tích, người ta đã chỉ ra rằng trong vỏ của loài thực vật này chứa trung bình 3% đến 7% gutta pecka. Tỷ lệ gutta pecka trong lá tương đương 2%, quả lên tới 27.34%.
Nếu nung nóng đến nhiệt độ 45° đến 700° C, gutta pecka mang tính chất tương tự như cao su, có khả năng cách nhiệt.
Bên cạnh gutta pecka thì trong khi vỏ cây đỗ trọng còn chứa nhiều tinh dầu, albumin, lượng chất béo và muối vô cơ. Tại bộ phận lá, tập trung khá nhiều tamin và nhựa cùng một số thành phần đặc biệt khác.
Tác dụng cây đỗ trọng
Tác dụng dược lý
Cây đỗ trọng có tác dụng gì? Một số tác dụng dược lý của cây đỗ trọng có thể kể tới như:
Chiết xuất từ dược liệu này có thể ức chế được sự tiến triển của viêm xương khớp.
Khả năng bảo vệ thần kinh mạnh mẽ, có khả năng có thể được áp dụng trong phòng ngừa hoặc điều trị các bệnh lý về thoái hóa thần kinh như bệnh alzheimer.
Cây đỗ trọng đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ sụn ở chuột khi bị viêm xương khớp, làm chậm lại quá trình thoái hóa khớp.
Cây đỗ trọng trị bệnh gì?
Thận hư
Đau lưng
Chân gối yếu mỏi
Phong thấp
Sưng tê phù
Tăng huyết áp
Di tinh, liệt dương
Phụ nữ có thai bị đau bụng hoặc động thai ra huyết
Tiểu đêm
Bại liệt
Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi