Tác hại của cây thuốc dòi? Sử dụng thường xuyên có thể làm tăng co cơ trơn tử cung, dễ ảnh hưởng đến thai nhi, làm mất đi sự cân bằng điện giải của cơ thể…
Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi
Nội dung chính
- 1 3 Tác hại của cây thuốc dòi? Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không
- 2 Tác dụng của cây thuốc dòi trị bệnh gì?
- 2.1 Tác dụng của cây thuốc dòi trị ho lao, viêm phổi, viêm phế quản
- 2.2 Cây thuốc dòi trị mụn, bầm tím
- 2.3 Tác dụng của cây thuốc dòi trị sưng mũi
- 2.4 Tác dụng của cây thuốc dòi trị bệnh đau răng
- 2.5 Cây thuốc dòi có tác dụng trị bệnh ho, viêm họng
- 2.6 Cây thuốc dòi có tác dụng trị bệnh viêm đường tiết niệu
- 2.7 Công dụng của cây thuốc dòi trị viêm amidan
- 2.8 Công dụng của cây thuốc dòi chữa tắc tia sữa
- 3 Đặc điểm cây thuốc dòi
- 4 Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc dòi
- 5 Đối tượng nên sử dụng cây thuốc dòi
3 Tác hại của cây thuốc dòi? Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không
Đối với phụ nữ mang thai
Cây thuốc dòi là loại dược liệu có tính chất điều kinh. Vì vậy, phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng thường xuyên và liên tục cây thuốc dòi. Bởi có thể làm tăng co cơ trơn tử cung, dễ ảnh hưởng đến thai nhi và thậm chí dẫn đến sảy thai.
Trong các trường hợp bà bầu cần sử dụng loại thảo dược này, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Nếu xuất hiện bất kỳ biểu hiện lạ nào trong thời gian điều trị bằng thuốc này thì phải dừng sử dụng ngay và đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.
Làm mất cân bằng điện giải
Do cây thuốc dòi có công dụng làm mát phế vị, thông tiện, lợi tiểu nên trong nhiều trường hợp có thể làm mất đi sự cân bằng điện giải của cơ thể, nhất là khi dùng quá nhiều. Điều này khiến cho việc hấp thụ các khoáng chất như: kali, natri… sẽ bị giảm do đào thải nhiều qua nước tiểu.
Đối với người có cơ địa tính hàn
Cây thuốc dòi có tác dụng giúp thanh nhiệt cơ thể. Vì vậy, đối với những người có cơ địa tính hàn hay còn gọi là thân nhiệt thấp sẽ rất dễ tạo ra các phản ứng đối nghịch nhau, không có lợi cho cơ thể khi sử dụng. Do đó, những người có thể hàn, thấp nhiệt cần chú ý liều lượng khi sử dụng cây thuốc dòi.
Tác dụng của cây thuốc dòi trị bệnh gì?
Tác dụng của cây thuốc dòi trị ho lao, viêm phổi, viêm phế quản
Cách sử dụng hiệu quả nhất là trộn lá, hoa, thân cây khô, rửa sơ với nước, giã nhuyễn, hoặc nghiền nát, thêm ít muối sau đó nấu rồi lọc lấy nước. Bạn nên uống ngày 2,3 lần. Bạn cũng có thể uống sống (uống dạng tươi) vì khi uống sống tác dụng thuốc sẽ mạnh hơn nhưng đổi lại sẽ rất khó uống.
Thuốc dòi trị lao phổi được nhiều danh y rất trọng dụng. Bạn phải kiên trì uống liên tục một thời gian dài sẽ thấy được hiệu quả trị lao phổi mà nó mang lại. Một khi bệnh đã khỏi sẽ rất khó tái phát.
Cây thuốc dòi trị mụn, bầm tím
Lấy một nắm lá thuốc dã nhuyễn hoặc nghiền nát sau đó bôi vào chỗ đau nó chỉ áp dụng vào những khu vực sưng đau. Mỗi ngày làm 3 lần. Thực hiện đều đặn sau 2-3 ngày sẽ không còn cảm thấy đau nhức nữa.
Tác dụng của cây thuốc dòi trị sưng mũi
Chữa sưng mũi: Lấy lá thuốc khoảng 30g, giã nguyễn trộn với một nắm nhỏ muối, rửa với nước cho sạch. Dùng khăn để chấm vào mũi nơi bị viêm, cứ vậy một này 3 lần trong 2 ngày sẽ có kết quả tốt.
Chữa ung nhọt mưng mủ, đinh nhọt, viêm sưng vú, vết bầm tụ máu: Ta giã nhuyễn 30g cây thuốc dòi rồi đem đắp vào chỗ đau, cứ vậy chỗ đau sẽ xẹp bớt.
Tác dụng của cây thuốc dòi trị bệnh đau răng
Đau răng sẽ không còn là vấn đề gì to tát khi bạn sử dụng cây thuốc dòi đúng cách. Ta giã nhuyễn bọ mắm tươi. Sau đó hòa với rượu và ngậm.
Nếu bạn không chịu được mùi rượu thì có thể hòa với nước. Trẻ con gặp các vấn đề về răng miệng cũng có thể ngậm lá thuốc này. Kiên trì làm 2, 3 lần trong ngày, khoảng 7 ngày sau triệu chứng răng miệng sưng đau sẽ hoàn toàn chấm dứt.
Cây thuốc dòi có tác dụng trị bệnh ho, viêm họng
Cây thuốc dòi là cây thuốc hiệu quả nhất trong công dụng trị ho và viêm họng. Uống vị thuốc này mang hiệu quả chữa ho rõ rệt nhất. Cách làm vô cùng đơn giản, chỉ cần sử dụng 20g cây khô sắc với nước để uống.
Hoặc kết hợp vừa uống trong, vừa thoa ngoài bằng cách lấy 20g lá thuốc dòi nghiền nát với một nắm nhỏ hạt muối. Sau đó ngậm trong cổ họng, nuốt hết nước cốt, nhả bã. Thực hiện trong 7 ngày liên tiếp cứ thế bệnh ho sẽ có chuyển biến rõ rệt.
Cây thuốc dòi có tác dụng trị bệnh viêm đường tiết niệu
Lấy một nắm lá thuốc dòi khô khoảng 30g, rửa sạch với nước. Sau đó đun với 1 lít nước, nấu cạn còn 1 bát thuốc là được. Sắc ngày nào uống hết ngày đó, mỗi ngày dùng 1 thang với liều lượng như trên.
Kiên trì sử dụng trong vòng 2-3 tháng bệnh tình sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, phương pháp này còn được dùng để chữa trị đau, viêm loét dạ dày rất hiệu quả.
Công dụng của cây thuốc dòi trị viêm amidan
Nếu amidan sưng to và đau nhức, bạn không nên vội cắt bỏ đi, vì amidan chính là một trạm kiểm soát vi khuẩn hiệu quả. Một khi amidan đau buốt, chứng tỏ cổ họng của bạn chứa rất nhiều vi khuẩn. Lúc này, bạn có thể sử dụng lá bọ mắm để diệt khuẩn, cách làm như sau:
Dùng 10g lá tươi, rửa sạch và nhai sống với muối hột, nhớ là ngậm, nuốt nước trước khi nhai. Làm đều đặn 2 lần/ngày, chỉ sau 3, 4 ngày, cổ họng sẽ bớt đau rát, tiếp tục nhai đi nhai lại bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.
Công dụng của cây thuốc dòi chữa tắc tia sữa
Phụ nữ sau khi sinh nở bị tắc tia sữa, sữa ra ít cũng có thể dùng cây thuốc dòi để lợi sữa. Cách làm như sau: Dùng 20g bọ mắm khô, sắc uống. Uống khoảng một tuần sẽ thấy sữa về.
Đặc điểm cây thuốc dòi
Cây thuốc dòi hay còn có nhiều tên gọi khác như là diệt dòi, đuổi giòi, rau thuốc dòi, bọ mắm, cây cỏ dòi, mút dòi…
Tên khoa học của cây thuốc dòi đó là Pouzolzia zeylanica (L.) Benn., thuộc họ Tầm gai hay Tầm ma (Urticaceae).
Cây thường mọc dại trên mặt đất, phát triển mạnh ở những nơi đất ẩm ướt như đồng, mương. Loại cây này phân bố ở từ Ấn Độ, bán đảo Đông Dương, Malaysia, Philipin…
Cây thuốc dòi thuộc loại thân thảo, mọc thấp và sát nền đất. Thân cây có lông bao phủ và có nhiều nhánh.
Lá cây này mọc so le, đặc biệt là ở mặt dưới, hình trứng thon, nhỏ ở đầu, mỏng và có màu xanh lục. Lá thường dài 4cm – 9cm, chiều rộng thì khoảng 1,8cm – 2cm. Lá có 3 gân tính từ cuống, cuống dài nhất là khoảng 8mm.
Hoa của cây thuốc dòi thường nở quanh năm, khi cây đã trưởng thành. Hoa thường nhỏ, nở thành chùm ở nách của nhánh cây. Quả của cây thuốc dòi có hình trứng nhọn, các khía dọc chia quả ra nhìn như thành từng múi.
Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc dòi
Khi sử dụng cây thuốc dòi, để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất đồng thời tránh được tối đa những ảnh hưởng không có lợi của loại cây này đến sức khỏe thì cần lưu ý một số điều sau:
Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng cây thuốc dòi
Liều lượng dùng của cây thuốc dòi là 20-30g/ngày là phù hợp, không dùng quá 100g/ngày.
Sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Không được tự ý thay đổi hay sáng chế bài thuốc với lá thuốc dòi.
Nếu cần dùng song song cây thuốc dòi với các loại thuốc khác thì nên uống cách nhau ít nhất 1 giờ.
Có thể sử dụng một liệu trình liên tục trong khoảng 10 ngày. Sau đó ngừng khoảng 3 ngày rồi tiếp tục với liệu trình khác để tránh những tác hại của thuốc khi dùng liên tục.
Người bệnh bị tiểu đường, huyết áp thấp thì cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc lá dòi để điều trị bệnh.
Trước khi sử dụng, phải rửa sạch dược liệu để loại bỏ những đất cát, côn trùng, vi khuẩn bám ở trên cây thuốc.
>>> 18 Công dụng của dầu dừa với da mặt, tóc, trong làm đẹp, sức khỏe
Đối tượng nên sử dụng cây thuốc dòi
Người đang bị các bệnh như ho lao, ho do cảm cúm, đau họng, viêm họng.
Phụ nữ đang gặp phải tình trạng rong kinh.
Người bệnh có các triệu chứng như: kiết lỵ, viêm ruột và viêm đường tiết niệu.
Người đang bị các vấn đề về răng như nhức răng, sâu răng.
Người đang bị đinh nhọt hoặc viêm lở loét.
Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi