Mua ngay

9 Tác dụng của củ địa liền? Củ địa liền ngâm rượu có uống được không

Đang có: 332 đạo hữu ghé thăm
9 Tác dụng của củ địa liền? Củ địa liền ngâm rượu có uống được không
9 Tác dụng của củ địa liền? Củ địa liền ngâm rượu có uống được không

9 Tác dụng của củ địa liền? Củ địa liền ngâm rượu có uống được không

Chữa đau nhức xương khớp

Địa liền được ứng dụng trong chữa đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, phong thấp. Trong cây địa liền có chứa Kaempferide là một flavonoid tự nhiên có vai trò ức chế quá trình hủy xương, chống loãng xương.

Chữa đau răng

Địa liền có khả năng giảm đau và chống viêm mạnh mẽ nên thường được ứng dụng trong các bài thuốc chữa đau răng:

Chống viêm

Địa liền có khả năng chống viêm và giảm phù nề cao. Theo nghiên cứu khoa học: thân rễ khô chiết xuất bằng cồn và các dung môi khác cho thấy địa liền có khả năng chống lại phản ứng viêm cấp tính tốt.

Cơ chế chống viêm của Địa liền có liên quan đến sự hiện diện của các chất chuyển hóa có hoạt tính sinh học, bằng cách ức chế sự giải phóng các yếu tố gây viêm.

Thử nghiệm cho thấy lá của Địa liền có tác dụng chống viêm mạnh về chứng phù chân ngoài ra được ứng dụng nhiều trong vết loét và giảm đau.

Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi

Chống oxy hoá

Trong vài năm qua, chất chiết xuất thô có hoạt tính chống oxy hóa từ Địa liền đã được đánh giá bằng một số phương pháp.

Hoạt tính chống oxy hóa của các chiết xuất khác nhau của địa liền lần lượt được thử nghiệm bằng các thử nghiệm DPPH và ABTS. Kết quả cho thấy địa liền có hoạt tính chống oxy hóa tốt, trong số 5 dịch chiết hoạt tính của phần chloroform là tốt nhất.

Tinh dầu được chiết xuất bằng phương pháp chiết xuất nước dưới tới hạn tăng trưởng bằng siêu âm. Và chiết xuất metanol cho thấy hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ của Địa liền.

Giảm đau

Củ địa liền giúp giảm đau nhanh chóng và hạn chế các cơn đau xuất hiện trở lại. Địa liền có khả năng chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng nên được sử dụng để hỗ trợ giảm đau rất rốt.

Chữa ho, ho có đờm

Nghiên cứu cho thấy rằng địa liền có tới có hoạt tính chống ho, lao đáng kể và giá trị MIC của nó nằm trong khoảng 0.242 – 0.485 mM.

Hỗ trợ tiêu hoá

Địa liền có tác dụng ôn trung, trừ thấp, tán hàn và khí độc nên được sử dụng trong chữa tiêu hóa kém. Bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa từ Địa liền:

Hạ sốt

Địa liền có vị cay tính ấm, có tác dụng làm ấm tỳ vị nên giúp hạ sốt hiệu quả đặc biết là sốt ở trẻ nhỏ. Bài thuốc hạ sốt từ Địa liền:

Chữa ngực bụng lạnh đau

Theo Đông y, củ địa liền có tính ấm, vị cay và được quy vào kinh tỳ và vị. Củ này có tác dụng ôn trung, tán hàn, bạt khí độc, trừ thấp. Sử dụng củ địa liền chữa các triệu chứng như bụng lạnh, đi ngoài phân lỏng, đau bụng, giảm khó tiêu và đau dạ dày.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây địa liền theo kinh nghiệm dân gian

Chữa cảm sốt nhức đầu

Sử dụng 5 gram củ cây địa liền, 10 gram cát căn và 5 gram bạch chỉ, đem nghiền mịn và làm viên uống.

Điều trị tiêu hóa kém, ngực bụng lạnh đau

Cách 1: Sử dụng 4 – 8 gram địa liền sắc thuốc uống. Ngoài ra cũng có thể tán bột và uống.

Cách 2: Dùng địa liền, đương quy, đinh hương và cam thảo, mỗi vị có liều lượng bằng nhau đem tán bột. Sau đó trộn hồ và hoàn viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần lấy 10 viên uống với rượu.

Trị ho gà

Dùng 300 gram địa liền, 1000 gram rau sam tươi, 300 gram lá chanh, 500 gram tía tô, 1000 gram rau má tươi và 1000 gram vỏ rễ dâu đã được tẩm mật ong và sao. Tất cả các vị thuốc được rửa sạch, cho vào nồi và thêm 12 lít nước và đun sôi trên ngọn lửa nhỏ. Sau khi thuốc cạn còn 4 lít cho vào bình thủy tinh, bảo quản và dùng dần. Mỗi ngày cho trẻ uống từ 15 – 30 ml.

Điều trị táo bón kinh niên, nhức đầu. ăn không tiêu, cảm sốt theo kinh nghiệm của Hợp tác xã thuốc dân tộc Hợp Châu

Sử dụng 1000 gram địa liền, 1000 gram thổ phục linh, 1000 gram rau má tươi và 500 gram cam thảo. Đem phơi khô và nghiền thành bột. Mỗi ngày lấy 2 – 4 gram hòa tan nước và uống.

Trị chứng ăn uống khó tiêu, đau thần kinh tọa, đau dạ dày

Dùng 20 gram địa liền và 10 gram quế chi đem tán bột. Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần uống 2 gram.

Chữa đau nhức răng, tê phù, đau mỏi gân cốt, đau lưng, trị tê thấp

Củ cây địa liền phơi khô, thái nhỏ và cho vào bình ngâm chung với rượu cps nồng độ cồn 40 – 50%. Sau 5 – 7 kể từ khi ngâm, có thể dùng rượu để uống hoặc xoa bóp chữa đau nhức. Trừ trường hợp đau răng, ngậm rượu địa liền vài phút rồi sau đó nhổ ra.

Lưu ý khi dùng địa liền

Cây địa liền có tính ấm và một số hoạt chất có thể gây một vài tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, không nên lạm dụng với liều lượng lớn trong thời gian dài. Những đối tượng âm hư, hỏa uất, dạ dày đau nóng rát hoặc thiếu máu không nên dùng cây địa liền để chữa bệnh.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên tạm ngưng dùng và thông báo cho bác sĩ biết. Cây địa liền là một loại cây rất phổ biến tại nước ta, có thể sử dụng nhằm bảo vệ sức khỏe và điều trị một số trường hợp bệnh lý. Tuy nhiên, cần chú ý không được lạm dụng dùng địa liền bừa bãi nhất là đường uống để tránh tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.

Giới thiệu chung về cây địa liền

9 Tác dụng của củ địa liền? Củ địa liền ngâm rượu có uống được không
9 Tác dụng của củ địa liền? Củ địa liền ngâm rượu có uống được không

Cây địa liền phát triển khá mạnh tại Việt Nam. Tuy rằng thuộc nhóm thực vật họ gừng nhưng bạn vẫn dễ dàng phân biệt địa liền với những loại thực vật cùng họ khác.

Đặc điểm hình thái

Địa liền thuộc nhóm thực vật thanh thảo, sống khá dai. Thân cây thấp, rễ trường phân thành nhiều củ nhỏ. Củ địa liền kích thước trung bình như quả trứng, mọc thành từng chùm nối tiếp, bề mặt củ gồm nhiều vân ngang.

Lá của cây địa liền gồm các phân tròn, tán lá xòe rộng, mọc gần như sát mặt đất. Mặt phía trên của mỗi chiếc lá thường nhẵn bóng, còn mặt phía dưới lại mọc lông mịn, phần mép lá có xu hướng chuyển màu khi lá già đi. Cả mặt phía trên và mặt phía dưới của nó đều xuất hiện một vài chấm vuông.

Thân địa liền thấp, được tạo thành bởi các bẹ lá. Nói chung, loài thực vật này gần như không có thân cố định, chỉ khi già đi phần thân mới thực sự rõ nét.

Hoa của cây địa liền không có cuống, nó luôn ẩn phía trong bẻ lá. Mỗi bông hoa phân thành nhiều cánh, cánh bên ngoài màu trắng, ở giữa cánh hoa điểm thêm đốm tím.

Hầu hết bộ phận trên cây địa liền đều tỏa ra mùi thơm, nến thì thấy có vị cay nóng. Mùa hoa địa liền nở rộ vào tháng 5 đến tháng 7.

Môi trường sinh sống lý tưởng

Cây địa liền hoàn toàn sinh trưởng tốt với điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Loài cây này ưa ánh sáng, ưa ẩm chịu hạn khá tốt. Cứ vào tháng 4 đến tháng 5 hàng năm, cây lại ra lá non. Địa liền đặc biệt phát triển mạnh vào mùa hè, nở hoa rồi lụi tàn.

Vào mùa hoa, hoa địa liền hay nở vào lúc 10 giờ. Đến khi hoa tàn cũng chính là lúc củ đủ tuổi thu hoạch.

Cây địa liền có khả năng phân nhánh linh hoạt. Chỉ từ một củ ban đầu, bạn không khó để nhân giống ra cả một vườn địa liền. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ngay cả khi không phải phân bón như các loại cây trồng khác.

Một số thành phần hóa học trong củ địa liền

Trên cây địa liền, củ chính là bộ phận hay được sử dụng làm thuốc nhiều nhất. Củ thường thu hái vào mùa xuân. Sau quá trình thu hoạch, người ta sẽ đem rửa sạch và phơi khô. Loại củ này chỉ phơi dưới nắng chứ không thể sấy bằng than.

Trong củ địa liền chứa khoảng 2.4% đến 3.9% tinh dầu. Bên cạnh đó còn phải kể đến một vài hợp chất quan trọng như ethyl cinnamate, p-methoxy methyl cinnamate,… Chúng đều sở hữu những dược tính cụ thể.

Để ngâm rượu địa liền bạn cần tiến hành các bước sau:

Nguyên vật liệu

– Địa liền.

– Rượu trắng.

– Hũ thủy tinh.

Cách ngâm

Ngâm địa liền tươi:

– Địa liền mua về rửa thật sạch, để ráo nước.

– Hũ thủy tinh rửa sạch, tráng nước nóng, phơi thật khô.

– Dùng dao cắt củ địa liền thành từng miếng có độ dày khoảng 1cm.

– Cho địa liền và rượu vào bình ngâm theo tỷ lệ 1kg địa liền, 4 lít rượu.

– Đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Khoảng 20 ngày là có thể lấy rượu địa liền ra sử dụng.

Ngâm địa liền khô:

– Địa liền mua về rửa thật sạch, để ráo nước.

– Hũ thủy tinh rửa sạch, tráng nước nóng, phơi thật khô.

– Dùng dao cắt củ địa liền thành từng miếng có độ dày khoảng 1cm.

– Đem địa liền phơi khoảng 4 – 5 nắng (phơi ở những nơi sạch sẽ, tránh ruồi nhặng bu bám).

– Cho địa liền khô và rượu trắng vào bình thủy tinh theo tỷ lệ 400g địa liền + 4 lít rượu.

– Đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Khoảng 20 ngày là có thể sử dụng rượu địa liền.

5 Bài thuốc hoa cưt lợn chữa viêm xoang

Rượu địa liền có uống được không ?

Rượu ngâm củ địa liền rất đặc biệt có thể vừa uống vừa xoa bóp rất hiệu quả được, nhưng nên dùng sao cho hợp lý vì uống quá liều lượng sẽ phản tác dụng.

Tác dụng của rượu địa liền

Đầu tiên phải kể đến tác dụng xoa bóp ngoài da khi dùng rượu ngâm địa liền sẽ làm giảm các triệu chứng nhức mỏi gân cốt, đau nhức xương khớp và trị chứng đau lưng kéo dài rất hiệu quả. Ngoài ra, còn có tác dụng se khít lỗ chân lông và bảo vệ da, làm cho máu huyết lau thông tốt.

Còn tác dụng của rượu địa liền khi uống lại điều trị được các triệu chứng đau bụng đầy hơi, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn nhưng cần sử dụng đúng cách.

Cách sử dụng rượu ngâm với địa liền đúng cách

Muốn phát huy tối đa công dụng cần sử dụng đúng cách, nếu bị đau răng chỉ cần lấy 5ml rượu ngâm địa liền rồi ngậm trong khoảng 15 phút rồi nhổ đi, ngày cứ ngậm 3 lần như vậy sẽ rất hiệu quả và lưu ý cần vệ sinh răng miệng thật sạch trước khi ngậm rượu.

Những người bị nhức mỏi hay tê dại chân tay chỉ cần lấy rượu củ địa liền xoa bóp lên vùng da bị nhức mỏi và uống khoảng 5ml để nhanh giảm đau nhất mà lại không có tác dụng phụ.

Đặc biệt phụ nữ sau sinh cũng có thể dùng địa liền ngâm rượu xoa lên bụng cho tiêu hóa tốt, giúp bụng thon gọn, da đẹp hơn và còn khử mùi hiệu quả thơm người.

Để sở hữu sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You cannot copy content of this page